Tiểu Luận Phương pháp dạy học vật lý bài" định luật khúc xạ ánh sáng"

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÁC KẾT LUẬN VỀ KIẾN THỨC MỚI

    CÂU HỎI ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ TUƠNG ỨNG :



    I/ KẾT LUẬN 1 :

    + Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương ( gãy ) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau .

    + Câu hỏi đề xuất vấn đề tương ứng :

    - Quan sát một cái thìa bỏ trong cốc đựng nước ta thấy cái thìa như bị gãy ở mặt nước . Vậy hiện thượng nào làm cho mắt ta thấy cái thìa như bị gãy ?

    - Khi trời mới mưa xong chúng ta hay thấy có cầu vồng xuất hiện . Vậy hiện tượng nào làm xuất hiện cầu vồng ?

    II/ KẾT LUẬN 2 :

    + Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới ( tạo bởi tia tới và pháp tuyến ) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới .

    +Với hai môi trường trong suốt nhất định , tỉ số giữa sin góc tới ( sin i ) và sin góc khúc xạ ( sin r ) luôn không đổi .

    sin i

    sin r


    + Câu hỏi đề xuất vấn đề tương ứng :

    - Giờ đây thầy và các em sẽ tìm hiểu một cách kỹ hơn hiện tuợng khúc xạ ánh sáng thông qua thí nghiệm và sơ đồ sau đây . Theo các em họ quy ước như thế nào với sơ đồ đó ?

    - Các em hãy quan sát và nhận xét gì về tia khúc xạ và tia tới ?

    - Các em hãy quan sát và nhận xét gì về sin góc tới và sin góc khúc xạ ?

    III/ KẾT LUẬN 3 :

    + sin i

    sin r


    - n : gọi là chiết suất tỉ đối .

    - Nếu n > 1 thì r < i : môi trường ( 2 ) chiết quang hơn môi trường ( 1 ) .

    - Nếu n < 1 thì r > i : môi trường ( 2 ) chiết quang kém môi trường ( 1 ) .

    + Chiết suất tuyệt đối ( thường gọi tắt là chiết suất ) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không .

    n 2

    n 1

    - n 2 là chiết suất tuyệt đối của môi trường ( 2 ) .

    - n 1 là chiết suất tuyệt đối của môi trường ( 1 ) .

    - Công thức định luật khúc xạ ánh sáng :

    n 1 sin i = n 2 sin r

    + Câu hỏi đề xuất vấn đề tương ứng :

    - Như trên ta đã biết tỉ số sin góc tới và sin góc khúc xạ luôn không đổi , vậy thì hằng số đó được gọi là gì và có ý nghĩa như thế nào ?

    - Ngoài chiết suất tỉ đối còn có loại chiết suất nào nữa không và nó được tính như thế nào ?

    IV/ KẾT LUẬN 4 :

    + Ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó .

    1

    n 21

    + Câu hỏi đề xuất vấn đề tương ứng :

    Ánh sáng có một tính chất rất đặc biệt , các em có biết tính chất đó là gì không ?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...