Tiểu Luận Phương pháp dạy học văn bản nhật dụng Lớp 8

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    dạy học sinh theo sách giáo khoa Ngữ văn mới trên phạm vi cả nước, cũng là năm đầu tiên đổi mới chương trình Ngữ văn lớp 8. Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập để đào tạo ra những con người năng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đòi hỏi đội ngũ giáo viên chúng ta phải không ngừng đổi mới nội dung phương pháp, để trong mỗi tiết dạy bình thường ở trường phổ thông trung học, học sinh chúng ta được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trong con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập.
    Xuất phát từ thực tế đó, là một giáo viên trực tiếp dạy Ngữ văn trong quá trình giảng dạy từ sự tìm tòi học hỏi của bản thân và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy khi tổ chức hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, giáo viên cần chú ý đến phương pháp giảng dạy mới như đảm bảo nguyên tắc tính tích hợp, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, tình huống tự bộc lộ . Vai trò của người thầy trong phương pháp mới này sẽ là sức hút kỳ diệu biến giờ học văn đơn điệu trước đây trở nên thi vị hứng thú, phong phú, sâu sắc hơn, khép lại cánh cửa chán học văn của học sinh ngày nay.
    Trong môn Ngữ văn phần văn bản luôn chiếm số tiết nhiều hơn cả (2 tiết một tuần). Phần văn bản thường là những tiết học đầu tiên của mỗi tuần nên thực sự có ý nghĩa. Nó không chỉ là cơ sở cung cấp ngôn ngữ mới cho phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn mà còn rèn cho học sinh năng lực tổng hợp: nghe, nói, đọc, viết. Từ năm 2002 - 2003 đến nay trong nội dung thay sách đã đưa vào loại văn bản mới có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong việc giáo dục học sinh đó là văn bản nhật dụng. Vậy có cần phương pháp dạy kiểu văn bản mới như thế nào (đặc biệt là phần văn bản nhật dụng lớp 8) để đạt hiệu quả cao là vấn đề nhiều giáo viên còn băn khoăn, trăn trở. Từ thực tế giảng dạy tôi chọn đề tài "Phương pháp giảng dạy phần văn bản nhật dụng lớp 8" làm vấn đề để các đồng nghiệp nghiên cứu trao đổi.
    phần hai:
    giải quyết vấn đề
    I- Cơ sở lý luận:
    Nghị quyết số 02/NQ-HNTW khoá VIII của Đảng đã nêu bật yêu cầu: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học". Luật giáo dục của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng nêu rõ: "phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tạo tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý thức vươn lên".
    Những năm gần đây định hướng đổi mới phương pháp đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Như thế một giáo án giờ văn bản kiểu mới không chỉ là bản đề cương nội dung chi tiết về cái hay, cái đẹp của áng văn thấy tâm đắc mà còn là bản thiết kế việc làm của học sinh.
    Để có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trước hết phải nói đến cấu trúc nội dung văn bản của sách giáo khoa. Qua các văn bản các em không chỉ cảm thụ nội dung nghệ thuật của những hình ảnh cao đẹp, của con người, cuộc sống mà còn giúp các em đến với những vấn đề vừa hiển nhiên vừa bức thiết trong thực tiễn đời sống. Kiểu văn bản nhật dụng lần đầu tiên được đưa vào chương trình Ngữ văn 6, 7, 8 đã thực hiện được sứ mệnh của nó trong con đường tiếp nhận tri thức của học sinh. Không chỉ khoán vấn đề giáo dục môi trường cho môn sinh học, giáo dục truyền thống cho môn lịch sử, giáo dục pháp luật cho môn giáo dục công dân . môn Ngữ văn không thể đứng ngoài cuộc.
    II- Cơ sở thực tiễn.
    Trong chuẩn học môn tiếng Anh nghệ thuật của bang Niu Oóc (Mỹ) công bố tháng 3 năm 1996, người ta có nêu một hồi ký viết về vụ thảm sát Mỹ Lai ở Việt Nam. ở Anh trong "Quy định mới" của chương trình quốc gia công bố năm 1995 có ghi rõ: "yêu cầu cho học sinh tiếp xúc với các kiểu văn bản gần gũi với thực tế cuộc sống. ở Pháp chương trình Ngữ văn chủ trương dạy văn bản thuộc thể loại báo chí, các loại văn bản trên các phương tiện thông tin đại chúng. ở Trung Quốc, trong văn thơ cổ, có mặt cả những bài nặng màu sắc khoa học tự nhiên của Thẩm Quát (đời Tống); trong văn thơ hi ện đại có mặt cả những bài đề cập đến phương pháp toán học của Hoa La Canh. Trong phần cuối của cuốn "Việt Nam văn học sử yếu" xuất bản trước năm 1945, giáo sư Dương Quảng Hàm cũng đã dựa vào trên mười văn bản giống như văn bản nhật dụng theo như quan niệm hiện nay.
    Nêu những dẫn chứng trên để thấy được việc đưa văn bản nhật dụng vào chương trình Ngữ văn quả là một việc làm cấp thiết và hợp lý không chỉ riêng đối với nền giáo dục nước ta mà còn đối với nền giáo dục của các nước trên thế giới.
    Trở lại với thực tế giảng dạy môn Ngữ văn, nhiều giáo viên chỉ khai thác các văn bản ở giá trị nội dung, nghệ thuật còn các giá trị về liên hệ thực tế cuộc sống thì hạn chế, hoặc bị bỏ qua. Một số còn vận dụng phương pháp giảng dạy mới một cách máy móc, hoặc chưa được thường xuyên, hoặc trở lại với thói quen dạy học cũ: thầy nói, trò nghe, ghi chép.
    Về phía học sinh: vẫn còn thói quen thụ động quen nghe chép ghi nhớ những gì giáo viên nói chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học. Đa số học sinh chưa chủ động v ận dụng kiến thức kỹ năng của văn học vào thực tế cuộc sống, ít biết liên hệ giữa thực tế cuộc sống với văn học. Từ đó dẫn đến việc học sinh ít nắm bắt, quan tâm hoặc thờ ơ với những vấn đề nóng hổi bức thiết của đời sống xã hội trong và ngoài nước. Từ thực tiễn trên có thể nói rằng việc tìm ra phương pháp tốt nhất để dạy phần văn bản nhật dụng lớp 8 nói riêng và kiểu văn bản khác nói chung là một việc làm cần thiết trong xu thế phát triển ở môn Ngữ văn và trong nền giáo dục Việt Nam.
    III- Phương pháp nghiên cứu đề tài.
    1. Thống kê, phân loại.
    Với phương pháp này tôi chia phần văn bản Ngữ văn lớp 8 thành kiểu bài tự sự, biểu cảm nghị luận, nhật dụng từ đó có cái nhìn toàn diện về kiến thức phần văn lớp 8 và xác định được vị trí nhiệm vụ kiểu văn bản nhật dụng căn cứ vào đó nghiên cứu vấn đề cụ thể của đề tài.
    2. Miêu tả và phân tích.
    Dùng phương pháp này để chỉ rõ những phương pháp cơ bản, cấu trúc tiến hành dạy kiểu văn bản nhật dụng lớp 8. Trên cơ sở miêu tả nội dung của một bài văn bản nhật dụng lớp 8, đề xuất những nhiệm vụ, yêu cầu cùng với biện pháp thực hiện cho phù hợp.
    IV- Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài.
    Trong đề tài này, tôi dựa trên phương pháp dạy văn bản nói chung để nghiên cứu phương pháp dạy kiểu văn bản nhật dụng lớp 8. Minh hoạ cụ thể qua bài 10; tiết 39 "thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000".

    V- Nội dung đề tài.
    A. Cấu trúc chương trình Ngữ văn lớp 8.
    - Văn bản tự sự: 8 bài
    - Văn bản nhật dụng: 3 bài
    * Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
    * Ôn dịch, thuốc lá
    * Bài toán dân số
    - Văn bản biểu cảm: 11 bài
    - Văn bản nghị luận: 6 bài
    Nhìn chung hệ thống văn bản Ngữ văn lớp 8 rất phong phú, nhiều thể loại, nhiều bài với nội dung sâu sắc rất có ý nghĩa cho việc giảng dạy hiện nay. Từ sự kế thừa và phát triển nâng cao hơn so với hệ thống văn bản nhật dụng lớp 6, lớp 7 phần văn bản nhật dụng lớp 8 đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa rộng hơn, thiết thực hơn trong cuộc sống. Mặc dù chỉ có 3 tiết, không nhiều so với các kiểu văn bản biểu cảm, tự sự, nghị luận song nó lại có vị trí quan trọng thiết yếu trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh.
    * Sách giáo khoa và sách giáo viên.
    - Sách giáo khoa là tài liệu chính để giáo viên giảng dạy và học tập. Khi dạy và học giáo viên và học sinh phải biết tận dụng triệt để sách giáo khoa, chú ý đọc thêm tài liệu để hiểu sách.
    - Sách giáo viên: Giáo viên dạy phải hiểu rằng, sách giáo viên không thể áp dụng máy móc cho bất kỳ đối tượng nào. Giáo viên sử dụng như một tài liệu tham khảo, hướng dẫn, cần cân nhắc, chọn lọc kiến thức cho phù hợp với học sinh của lớp mình dạy.
    B. Phương pháp dạy phần văn bản nhật dụng lớp 8.
    1. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc dạy và học văn bản nhật dụng.
    - Trước hết phải hiểu được thế nào là văn bản nhật dụng; Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại. Nói đến văn bản nhật dụng trước hết nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi bức thiết đối với đời sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như thiên nhiên, môi trường, dân số v.v .
    - Mục đích dạy văn bản này là tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với xã hội, quan tâm đến những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài, đưa học sinh trở lại với những vấn đề vừa quen thuộc, vừa gần gũi hàng ngày, gắn kết với đời sống thực tế (vấn đề môi trường, dân số, tệ nạn xã hội). Mỗi văn bản nhật dụng là một cánh cửa mở ra giúp các em có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh, từ đó nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm và nhận thức của các em.
    - Dạy văn bản nhật dụng phải từ cái trước mắt có tính cập nhật và thời sự chỉ ra ý nghĩa lâu dài muôn thuở, từ cái của một nơi chỉ ra cái của mọi nơi, từ một phương diện chỉ ra mối liên quan với nhiều phương diện.
    Ví dụ: ở văn bản "Thông tin Ngày Trái Đất năm 2000". Từ việc giúp các em nhận rõ tác hại của bao bì nilông giúp các em có hành động và ý thức bảo vệ môi trường, có suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
    - ở văn bản "Ôn dịch, thuốc lá" từ việc giúp các em nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân, cộng đồng đến việc tạo ra cho các em có ý thức quyết tâm phòng chống thuốc lá ở mọi nơi, mọi lúc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...