Tiểu Luận Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc Tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Bậc tiểu học là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu vá các môn học khác. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết. Kể chuyện là phân môn có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng mẹ đẻ, trong hoạt động giao tiếp. Kể chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và tạo điều kiện để học sinh rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt như nghe, nói, đọc, viết trong giao tiếp chương trình. Thông qua Kể chuyện, các em được rèn không chỉ kĩ năng nghe mà còn rèn kĩ năng nói đúng, nói hay, nói rõ ràng, mạch lạc và nói một cách truyền cảm. Mặc dù trong Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học không có phân môn dành riêng cho phát triển kĩ năng nói nhưng phân môn Kể chuyện có nội dung phát triển ngôn ngữ nói. Nói là một hoạt động quan trọng và lời nói phương tiện giao tiếp chủ yếu và quan trọng trong cuộc sống. Không chỉ vậy, lời nói còn là sự thể hiện tưu duy dựa vào phương tiện ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu). Muốn nói tốt, ngoài yêu cầu phát âm còn phải vốn từ vựng, câu làm chất liệu để nói và khả nghe, nhận diện ngôn ngữ khi giao tiếp. Tiếng Việt là tiếng phổ thông, ngôn ngữ chính thức được dùng trong nhà trường, cũng là phương tiện quan trọng để giao tiếp và chiếm lĩnh tri thức. Đối với học sinh dân tộc, tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ mà là ngôn ngứ thứ hai trong giao tiếp.
    Chương trình dạy Tiếng Việt, phân môn Kể chuyện cho học sinh dân tộc theo Chương trình mà Bộ đã quy định. Mặc dù hiện nay, nhiều tỉnh đã tổ chức hoạt động dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc trước khi bước vào lớp 1 nhưng con số đó cũng rất khiêm tốn. Khi vào lớp 1 các em sẽ được học các âm, vần, các dấu tiếng Việt giống như trẻ em Kinh. Có thể khẳng định một điều: Đi học là một bước ngoặc lớn trong đời của trẻ và càng quan trọng đối với trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số. Bất cứ một phân môn, môn học nào cũng rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Trong đó giờ học Kể chuyện là một điều kiện thích hợp để rèn kĩ năng giao tiếp (nghe – nói) bằng tiếng Việt cho các em dân tộc. Lớp 2 là lớp học kế thừa của lớp 1, sửa sai (phát âm, cách dùng từ) đồng thời bổ sung những gì còn thiếu, chưa hoàn thành ở lớp 1 và trang bị kiến thức, kĩ năng mới chuẩn bị chuyển sang lớp 3. Trong chương trình lớp 2, phân môn Kể chuyện gắn liền với phân môn Tập đọc nên các em sẽ tự tin và có khả năng làm chủ ngôn ngữ của mình hơn.
    Thế nhưng, học sinh lớp 2 ở các vùng dân tộc gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, các em không tự tin giao tiếp với các bạn, phát âm sai thường phát âm mất dấu, sai vần và sai cả phụ âm đầu. Chủ yếu là do ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp và không thuần nhất: Trong lớp nghe giáo giảng bài đôi lúc dùng 2 thứ tiếng mới hiểu nội dung bài. Khi ra chơi và về nhà, bản làng thì các em hoàn toàn giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, dạy tiếng Việt và rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc đặc biệt là học sinh lớp 2 là rất cần thiết. Là giáo viên Tiểu học cần có những biện pháp truyền thụ tiếng Việt và kĩ năng giao tiếp cho các em để các em có cơ hội thay đổi cuộc đời, hòa nhập với cuộc sống ngày một tân tiến này. Giời học phân môn Kể chuyện là điều kiện tốt để giáo viên rèn kĩ năng nghe - nói tiếng Việt, sửa các lỗi sai khi phát âm và cung cấp thêm vốn từ cho các em.
    Chính vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năngnói tiếng Việt trong giờ Kể chuyện cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc” để nghiên cứu nhằm giúp các em nói tiếng Việt đúng và lưu loát hơn, học tập hiệu quả hơn
     
Đang tải...