Luận Văn Phương pháp dạy học thơ trữ tình Ngữ văn 8

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHN MỘT: MỞ ĐẦU


    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Thơ trữ tình là một bộ phận chiếm số lượng lớn trong chương trình Ngữ văn THCS nói chung và chương trình Ngữ văn 8 nói riêng. Để dạy-học tốt các tác phẩm thơ trữ tình, tạo được sự rung cảm, bồi đắp được tâm hồn, trí tuệ cho học sinh là vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm.
    Với xu thế thời đại, ngày càng nhiều học sinh chán học môn ngữ
    văn - một môn học quan trọng và chiếm số tiết khá nhiều trong phân
    phối chương trình so với các môn học khác. Để lôi cuốn sự hứng thú học tập môn Ngữ văn cho các em lứa tuổi THCS, Bộ GD&ĐT đã có nhiều sự đổi mới về nội dung chương trình và phương pháp dạy - học nhằm giúp các em tiếp thu tốt các tác phẩm văn chương, đặc biệt là thơ trữ tình.
    Là sinh viên ngành sư phạm Văn – Địa, tôi muốn chung một cánh tay vào công việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy - học văn hiện nay nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Để thực hiện điều đó, tôi nghiên cứu một số bài thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn 8, bằng việc sử dụng các kiểu câu hỏi để thiết kế bài giảng theo phương pháp tích hợp - tích cực, nhằm định hướng cho giáo viên và học sinh trong việc tiếp cận thơ trữ tình theo phương pháp mới.
    Qua hệ thống các kiểu câu hỏi: câu hỏi liên tưởng - tưởng tượng; Câu hỏi phát hiện - gợi tìm; Câu hỏi phân tích tổng hợp; Câu hỏi so sánh; Câu hỏi khái quát; Câu hỏi nêu vấn đề, tôi mong muốn tạo ra được những câu hỏi thú vị, kích thích sự hứng thú tìm tòi, khám phá cho học sinh, giúp các em vừa cảm, vừa hiểu tốt tác phẩm văn chương, phát huy được chủ thể chủ quan của các em.
    Lựa chọn nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu các vấn đề nhằm giúp mình tự nắm vững và củng cố phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS (nhất là các tác phẩm thơ trữ tình) theo hướng tích hợp, tích cực với việc vận dụng hệ thống các kiểu câu hỏi để phục vụ cho các đợt thực tập sắp tới và quá trình giảng dạy trong tương lai của bản thân và đồng nghiệp.

    II. LCH SVN ĐỀ


    Vấn đề nghiên của thơ ca, nhất là thơ trữ tình hiện đại từ trước đến nay, đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu rất có giá trị, phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy của giáo viên và học sinh như:

    =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
    Trang 1


    Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ
    văn
    =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
    1. Lê Huy Bắc, Hỏi - đáp kiến thức Ngữ văn 6; 7; 8; 9, NXB giáo dục, 2005
    2. Hoàng Hữu Bội, Thiết kế bài học Ngữ văn 6; 7; 8; 9, NXB giáo dục, 2006
    3. Trương Dĩnh: Thiết kế dạy học Ngữ văn 6; 7; 8; 9 theo hướng tích hợp, NXB giáo dục, 2004
    4. Nguyễn văn Đường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6; 7; 8;9, NXB
    hà Nội, 2004
    5. Trần Đình Chung, Hệ thống câu hỏi đọc - hiểu ngữ văn 6; 7; 8;
    9, NXB giáo dục, 2005
    Tuy nhiên, những công trình đi sâu, cụ thể vào vấn đề giảng dạy và học tập thơ trữ tình Việt Nam hiện đại theo quan điểm tích hợp, tích cực vẫn chưa có nhiều.
    Đề tài này nhằm phối hợp, vận dụng ý kiến các nhà chuyên môn nhằm đưa ra phương pháp tối ưu nhất cho việc dạy học thơ trữ tình Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn THCS (chương trình Ngữ văn 8) theo hướng tích hợp, tích cực qua việc vận dụng hệ thống các kiểu câu hỏi.

    III. PHẠM VI, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


    1. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu đề tài này chúng tôi chỉ tập trung vào một số văn bản sau đây:
    1, Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh - Ngữ văn 8, tập I)
    2, Muốn làm thằng cuội (Tản Đà - Ngữ văn 8, tập I)
    3, Nhớ rừng (Thế Lữ - Ngữ văn 8, tập II)
    4, Ông đồ (Vũ Đình Liên - Ngữ văn 8, tập II)
    5, Khi con tu hú (Tố Hữu - Ngữ văn 8, tập II)
    6, Ngắm trăng (Hồ Chí Minh - Ngữ văn 8, tập II)
    2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tìm hiểu thơ trữ tình và thơ trữ tình Việt Nam hiện đại.
    - Thiết kế sơ bộ bài giảng theo hướng tích hợp, tích cực bằng vận dụng các kiểu câu hỏi: liên tưởng - tưởng tượng; so sánh; phát hiện - gợi tìm; phân tích tổng hợp; khái quát; nêu vấn đề ở một số văn bản Ngữ văn 8.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng mà đề tài này hướng tới là đi sâu vào tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm thơ trữ tình Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 8

    IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



    =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
    Trang 2


    Đề tài nghiên cứu khoa học: Phương pháp dạy học thơ trữ tình Ngữ văn 8
    =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
    Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số biện pháp nghiên cứu:
    1. Phương pháp so sánh, đối chiếu
    2. Phương pháp thống kê – phân loại
    3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
    4. Phương pháp thiết kế - soạn giảng
    5. Phương pháp graph (sơ đồ hoá)


    V. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI


    PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU PHẦN HAI: NỘI DUNG
    CHƯƠNG I: Đặc điểm thơ trữ tình và một số văn bản trong chương trình Ngữ văn 8
    CHƯƠNG II: Vận dụng các kiểu câu hỏi trong khi dạy học thơ trữ tình
    PHẦN BA: KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Mục lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...