Luận Văn Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lịch nghiên cứu vấn đề

    1.Trên thế giới .2

    2. Ở Việt Nam 3

    II. Cơ sở khoa học

    1. Cơ sở triểt học 3

    2. Cơ sở tâm lí học 3

    3. Cơ sở giáo dục 3

    III. Định nghĩa, bản chất và nguyên tắc của PPDH nêu vấn đề

    1. Định nghĩa .4

    2. Bản chất .5

    3. Nguyên tắc .5

    IV. Các khái niệm cơ bản về dạy học nêu vấn đề

    1. Vấn đề 6

    2. Tình huống có vấn đề .6

    V.Cấu trúc dạy học nêu vấn đề

    1. Nêu vấn đề .9

    2. Giải quyết vấn đề .10

    3. Vận dụng 12

    VI. Ưu, nhược điểm của phương pháp 13

    VII. Các phương pháp trong dạy học nêu vấn đề

    1. Phương pháp diễn giảng .14

    2. Phương pháp đàm thoại 15

    3. Phương pháp quan sát nêu vấn đề 16

    VIII. Sự vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong việc giảng dạy môn Anh Văn

    1. Thực trạng dạy học ở Việt Nam hiện nay . 17

    2. Đổi mới phương pháp dạy và học – thực trạng và giải pháp 17

    3. Sự vận dụng phương pháp nêu vấn đề

    trong việc giảng dạy môn Anh Văn 25






    ( problem-based learning - PBL)


    I. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

    1. Trên thế giới

    Thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” xuất phát từ thuật ngữ “Orixtic” hay còn gọi là phương pháp phát kiến, tìm tòi. Phương pháp này còn có tên gọi là “ Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề”.

    Phương pháp này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như A. Ja Ghecđơ, B. E Raicôp, vào nhung năm 70 của thế kỉ XIX Các nhà khoa học này đã nêu lên phương án tìm tòi, phát kiến trong dạy học nhằm hình thành năng lực nhận thức của học sinh bằng cách đưa học sinh vào hoạt động tìm kiếm ra tri thức, học sinh là chủ thể của hoạt động học, là người sáng tạo ra hoạt động học. Đây có thể là một trong những cơ sở lí luận của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

    Vào những năm 50 của thế kỉ XX, xã hội bắt đầu phát triển mạnh, đôi lúc xuất hiện mâu thuẫn trong giáo dục đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục ngày càng cao, khả năng sáng tạo của học sinh ngày càng tăng với tổ chức dạy học còn lạc hậu. Chính vì vậy, phương pháp “dạy học nêu vấn đề” hay còn gọi là “ Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề” chính thức ra đời. PP này đặc biệt được chú trọng ở Ba Lan. V. Okon – nhà giáo dục học Ba Lan đã làm sáng tỏ PP này thật sự là một phương pháp dạy học tích cực, tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng ở việc ghi lại những thực nghiệm thu được từ việc sử dụng PP này chứ chưa đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận cho pp này.

    Những năm 70 của thế kỉ XX, M. I Mackmutov đã đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận của PP dạy học giải quyết vấn đề.

    Trên thế giới cũng có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu PP này như Xcatlin, Machiuskin, Lecne,

    Phương pháp PBL lần đầu tiên được áp dụng tại đại học y khoa (Case Western University – Hoa Kỳ) vào thập niên 50 của thế kỷ 20 và sau đó là học viện y học (đại học McMasters, Hamilton, Canada).



    2. Ở Việt Nam

    Người đầu tiên đưa phương pháp này vào VN là dịch giả Phan Tất Đắc “DH NVĐ”(Lecne)(1977).Về sau, nhiều nhà khoa học nghiên cứu PP này như Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Bá Kim, .Tuy nhiên những nghiên cứu này chủ yếu chỉ nghiên cứu cho phổ thông và đại học.


    Gần đây, Nguyễn Kì đã đưa PP PH & GQVĐ vào nhà trường tiểu học và thực nghiệm ở một số môn như Toán, TN – XH, Đạo đức.


    PP PH & GQVĐ thật sự là một PP tích cực. Trong công cuộc đổi mới PP DH, PP này là một trong những phương pháp chủ đạo được sử dụng trong nhà trường nói chung.


    II .CƠ SỞ KHOA HỌC

    1. Cơ sở triết học

    Theo triết học DVBC, mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Trong quá trình học tập của HS luôn luôn xuất hiện mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ nhận thức với tri thức, kinh nghiệm sẵn có của bản thân. PP DH PH & GQVĐ là một PP dạy học mà ở đó GV tạo ra cho học sinh những tình huống có vấn đề (tạo mâu thuẫn).

    PP này đã vận dụng một khái niệm về mâu thuẫn làm cơ sở khoa học cho mình.


    2. Cơ sở tâm lí học

    Theo các nhà tâm lí học thì con người chỉ tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu tư duy, tức là đứng trước một khó khăn trong nhận thức, một tình huống có vấn đề.

    Theo tâm lí học kiến tạo thì học tập là quá trình mà người học xây dựng những tri thức cho nình bằng cách liên hệ những cảm nghiệm mới với những tri thức sẵn có.

    PP DH PH & GQVĐ phù hợp với quan điểm này.


    3.Cơ sở giáo dục

    PP DH PH & GQVĐ dựa trên nguyên tắc tính tích cực, tự giác, độc lập nhận thức của người học trong giáo dục bởi vì nó khêu gợi được động cơ học tập của học sinh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...