Tiểu Luận Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Phần I: Mở đầu . 1
    Phần II: Nội dung . 2
    I. Bản chất của dạy học nêu vấn đề 2
    1. Dạy học nêu vấn đề . 2
    2. Tình huống có vấn đề 2
    II. Cấu trúc của dạy học nêu vấn đề . 3
    1. Nêu vấn đề 3
    2. Giải quyết vấn đề 5
    III. Các phương pháp dạy học trong dạy học nêu vấn đề 6
    1. Phương pháp diễn giảng nêu vấn đề . 6
    2. Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề 6
    3. Phương pháp quan sát nêu vấn đề 8
    IV. Vận dụng vào chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền 8
    1. Nghiên cứu di truyền học của Menđen 8
    2. Lai hai tính trạng 9
    3.Tương tác gen và tác động gen đa hiệu . 10
    4. Liên kết gen, hoán vị gen . 11
    Phần III. Kết luận . 14
    Mục lục . 15
    Tài liệu tham khảo 16

    Phần I. Mở ĐầuGiáo dục phải phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Khi mục tiêu kinh tế xã hội đã thay đổi thì mục tiêu giáo dục tất yếu cũng phải thay đổi. Trong nền kinh tế trí thức của thế kỉ 21 nền giáo dục phải đào tạo ra những con người có trí tuệ phát triển, giàu tính sáng tạo và tính nhân văn.
    Một trong những qui luật cơ bản của quá trình dạy học(QTDH) là mối liên hệ biện chứng giữa 3 thành tố: MĐ-ND- PP. Khi thành tố này thay đổi thì hai thành tố kia cũng phải thay đổi cho phù hợp. Xã hội ngày nay phát triển về mọi mặt, yêu cầu của xã hội về con người được đào tạo ra cũng khác trước, dẫn đến điều tất yếu là nội dung và phương pháp đào tạo của ngành giáo dục cũng phải thay đổi. Giáo dục phải đào tạo những con người có khả năng đáp ứng những yêu cầu, những đòi hỏi của phát triển kinh tế xã hội.
    Nền giáo dục của nước ta là nền giáo dục của nhân dân, vì nhân dân, đẹp và tiến bộ về bản chất, giàu tính nhân văn và tính giai cấp song còn nhiều điều bất cập. Đó là sự lạc hậu về nội dung, phương pháp và cơ sở vật chất dạy học. Đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh, đang dần có điều kiện thay đổi toàn diện những mặt yếu kém này.
    Xu hướng của lí luận dạy học hiện đại là cải tiến PPDH nhằm mục đích hướng HS tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học bộ môn và tăng cường hoạt động nhận thức. Trên quan điểm dạy học đó đã ra đời hệ phương pháp chuyên biệt hóa, bao gồm kiểu dạy học nêu vấn đề, kiểu dạy học chương trình hóa, kiểu dạy học theo modun . sử dụng các phương pháp như diễn giảng nêu vấn đề, đàm thoại nêu vấn đề, phương pháp thí nghiệm nêu vấn đề . [3,4]

    Phần II: NỘI DUNG
    I. Bản chất của dạy học nêu vấn đề [1,3,6,7]
    1. Dạy học nêu vấn đề[1,6,7]
    Dạy học nêu vấn đề là tập hợp nhiều PPDH cụ thể nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo con đường hình thành và giải quyết vấn đề. Dạy học nêu vấn đề nằm trong hệ PPDH tích cực với quan điểm học sinh là trung tâm quá trình dạy học (QTDH).
    Các PPDH như diễn giảng, đàm thoại, thí nghiệm . theo kiểu nêu vấn đề đều có hiệu quả mang lại sự hứng thú cho HS chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới, tăng cường năng lực hoạt động độc lập, sáng tạo của chủ thể nhận thức.
    2. Tình huống có vấn đề[1,3,6,7]
    2.1 Bản chất tình huống có vấn đề
    Theo M.I Macmutôp tình huống có vấn đề là sự trở ngại về trí tuệ cuả con người, xuất hiện khi người đó chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện của quá trình thực tại.
    Như vậy, vấn đề là một câu hỏi của chủ thể nhận thức nảy sinh trong tình huống vốn hiểu biết của bản thân chưa đủ để giải thích, nhận thức các hiện tượng, sự vật khách quan.
    Trong tình huống vốn tri thức chung của nhân loại gặp trở ngại khi giải thích một thuộc tính nào đó của sự vật, hiện tượng khách quan nảy sinh trong tư duy cuả các nhà khoa học thì đó là các vấn đề khoa học.
    2.2. Tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...