Chuyên Đề Phương pháp đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên của người cán bộ Đoàn tại Đoàn thanh niê

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    I/ Lý do chọn chuyên đề
    Đánh giá hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên là vấn đề lớn, bức xúc cần đặt ra nghiên cứu hiện nay.
    Trong những năm vừa qua, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước đã thay da đổi thịt từ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Cùng với đó, công tác Đoàn và phong trào thanh niên cũng có nhiều chuyển biến tích cực đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn , trở ngại cho tổ chức Đoàn nói chung và cán bộ đoàn nói riêng trong công tác đánh giá, phân tích chất lượng đoàn viên và phong trào thanh niên, dẫn đến một thực trạng chung đó là việc đánh giá không đúng hiệu quả của công tác đoàn và phong trào thanh niên ở đơn vị mình. Nghiêm trọng hơn là sự thiếu trách nhiệm của chính cán bộ Đoàn trong việc đánh giá, đôi khi còn đánh giá theo con mắt chủ quan, duy ý chí, hời hợt, đánh giá bằng cảm tính nên khiến cho chất lượng phong trào đã thấp lại càng thấp hơn.
    “Cán bộ là cái gốc của phong trào”, “cán bộ nào, phong trào ấy”. Cán bộ Đoàn muốn trở thành thủ lĩnh thanh niên thực sự thì việc có một phương pháp đánh giá đúng hiệu quả của hoạt động để từ đó có một cách nhìn nhận chính xác và khách quan đối với mặt mạnh, yếu của một phong trào thông qua đó giúp thủ lĩnh đề ra được những kế hoạch công tác kế tiếp cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên là vấn đề lớn và vô cùng bức xúc cần đặt ra nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay.
    Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đang giao nhiệm vụ cho Viện nghiên cứu Thanh niên nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá đối với các Tỉnh Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc. Tuy nhiên, bộ tiêu chí này khi đưa ra chỉ mang tính chất chung cho hệ thống Đoàn trong cả nước. Bộ tiêu chí ở cấp nào do cấp đó tự xây dựng cho phù hợp với chương trình công tác của đơn vị mình. Thông qua bộ tiêu chí đánh giá, cán bộ Đoàn và tổ chức Đoàn có thể hình thành và nâng cao phương pháp đánh giá hiệu quả công tác Đoàn và phong trào Thanh niên cho bản thân và đơn vị mình.
    Hiện nay, tại Đoàn Khối cơ quan Trung ương Đoàn, phương pháp đánh giá hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên của người cán bộ Đoàn vẫn còn gặp phải nhiều vướng mắc và hạn chế do chưa có một tiêu chí hay nói đúng hơn là một phương pháp đánh giá cụ thể và mang tính khả thi nên đã dẫn đến hiệu quả của các hoạt động tại các cơ sở trực thuộc còn chưa cao và chưa thật sự mang lại hiệu quả lớn.
    Trên đây là những lý do để tác giả lựa chon nghiên cứu đề tài “Phương pháp đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên của người cán bộ Đoàn tại Đoàn thanh niên khối các cơ quan Trung ương Đoàn”. Đây là một vấn đề hoàn toàn mới, trước đó tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam chưa có chuyên đề nào nghiên cứu đề tài này. Do vậy tôi hy vọng chuyên đề này sẽ làm rõ những vấn đề thực tiễn và đề xuất những giải pháp mang tính khả thi cho tổ chức Đoàn thanh niên Khối cơ quan Trung ương Đoàn nói chung và cán bộ Đoàn tại đơn vị nói riêng. Đồng thời đây cũng chính là chuyên đề tốt nghiệp chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị và Nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
    II/ Mục đích của chuyên đề
    - Phân loại thực trạng về Phương pháp đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên của người cán bộ Đoàn tại Đoàn thanh niên Khối cơ quan Trung ương Đoàn.
    - Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hạn chế của phương pháp đánh giá.
    - Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi.
    - Đưa ra được khuyến nghị đối với Đoàn cấp trên.
    III/ Nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề
    - Tập hợp, điều tra, khảo sát tình hình liên quan đến phương pháp đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên của người cán bộ Đoàn
    - Đánh giá thực trạng thông qua khảo sát
    - Phân tích các số liệu để từ đó tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan.
    - Đề xuất những giải pháp mang tính khả thi để nâng cao phương pháp đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên cho người cán bộ Đoàn tại Đoàn thanh niên Khối cơ quan Trung ương Đoàn.
    - Đưa ra những khuyến nghị hợp lý nhất đối với Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Khối cơ quan Trung ương Đoàn.
    IV/ Phạm vi nghiên cứu
    1. Về mặt nội dung: Phương pháp đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên của người cán bộ Đoàn.
    2. Về mặt không gian: Đoàn thanh niên Khối cơ quan Trung ương Đoàn
    3. Về mặt thời gian: Từ năm 2006 đến nay.
    V/ Đối tượng nghiên cứu
    - Phương pháp đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên của người cán bộ Đoàn tại Đoàn thanh niên Khối cơ quan Trung ương Đoàn.
    VI/ Khách thể nghiên cứu
    Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Khối các cơ quan Trung ương Đoàn
    VII/ Phương pháp nghiên cứu
    - Nghiên cứu và đọc tài liệu
    - Phương pháp phỏng vấn sâu
    - Xử lý số liệu điều tra
    VIII/ Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì chuyên đề được kết cấu bởi 3 chương:

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ


    MỤC LỤC

    Lời cảm ơn! 3
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
    A. PHẦN MỞ ĐẦU 5
    I/ Lý do chọn chuyên đề. 5
    II/ Mục đích của chuyên đề. 6
    III/ Nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề. 7
    IV/ Phạm vi nghiên cứu. 7
    VI/ Khách thể nghiên cứu. 7
    VII/ Phương pháp nghiên cứu. 7
    VIII/ Kết cấu đề tài 7
    B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9
    I. Hệ thống khái niệm 9
    1. Khái niệm về Thanh niên. 9
    2. Khái niệm về Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. 10
    3. Khái niệm về phương pháp đánh giá. 11
    II. Một số quan điểm về công tác Đoàn và phong trào thanh niên. 12
    1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin. 12
    2. Quan điểm của Đảng cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 15
    III. Một số đánh giá. 17
    1. Thực trạng Thanh niên và công tác Thanh niên trong thời kỳ mới 17
    2. Vai trò của người cán bộ Đoàn. 22
    Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 24
    1. Đặc điểm nghề nghiệp. 24
    2. Thực trạng công tác Đoàn và phong trào thanh niên. 24
    3. Thực trạng về phương pháp đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên của người cán bộ Đoàn. 30
    4. Tổng kết và bài học kinh nghiệm 34
    Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 38
    I. Cơ sở cho giải pháp. 38
    II. Các giải pháp. 38
    1. Sự lãnh đạo của Đảng uỷ và lãnh đạo đơn vị 38
    2. Giải pháp đối với công tác Đoàn. 40
    III. Một số khuyến nghị đối với Đảng, chính quyền, các cấp bộ Đoàn và các ban ngành đoàn thể. 46
    1. Đối với Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao phương pháp đánh giá cho người cán bộ Đoàn. 46
    2. Đối với các cấp bộ Đoàn. 48
    3. Đối với các ban ngành đoàn thể. 48
    PHẦN C. KẾT LUẬN 49
    I, Cơ sở kết luận. 49
    1. Phương pháp đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên của người cán bộ Đoàn là một thực trạng đang diễn ra trong thực tiễn. 49
    2. Xây dựng và hình thành phương pháp đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên của người cán bộ Đoàn là quy luật tất yếu. 50
    II.Kết luận. 50
    III. Đề xuât hướng nghiên cứu. 51



    XEM THÊM CÁC ĐỀ TÀI TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI ====>>>> ĐÂY
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...