Tiểu Luận Phương pháp chia nhóm nhằm tạo tính tích cực trong tiết học môn thể duc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
    - TDTT là một bộ phận của nền văn hóa chung là một sự tổng hợp những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe kéo dài tuổi thọ .
    - Một trong các định hướng quan trọng của việc đổi mới giáo dục của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam là: Tăng cường hơn nữa tinh phân hoá trong giáo dục. Sự khẳng định này được dựa trên cơ sở về sự tồn tại khách quan những khác biệt của người học về tâm lý , thể chất, năng lực và những khác biệt về yêu cầu và điều kiện kinh tế xã hội. Chương trình giáo dục của nhiều nước thể hiện ngày càng rõ hơn tinh thần phân ban và dạy học trong nội dung học .
    - Theo phương pháp dạy học mới trước hết giáo viên phải giáo dục cho các em biết được tầm quan trọng của việc học nhóm cũng như hình thức học sao cho phù hợp với tố chất của mình để phát huy hết khả năng của bản thân. Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm tăng cường tính chủ động tích cực , sáng tạo của học sinh thông qua quá trình dạy học tạo ra cho các em có cơ hội để rèn luyện kỉ năng để học, biết cách tự kiến tạo nên kiến thức góp phần phát triển một cách toàn diện sâu rộng cho học sinh Trung Học Cơ Sở.
    - Là giáo viên ai cũng muốn công tác giảng dạy của mình luôn đạt kết quả cao để chất lượng học tập của học sinh được tốt, nhất là bộ môn thể dục, phần lớn học sinh cho là môn phụ chưa được chú ý lắm vì vậy làm thế nào để giảng dạy tốt một giờ học đạt hiệu quả, để cho học sinh thấy được lợi ích tác dụng của môn học từ đó giúp các em có hứng thú say mê với môn học là một điều cần thiết. Là giáo viên tôi viết chuyên đề này vận dụng đổi mới phương pháp dạy học để giờ học thể dục đạt hiệu quả cao đó là điều tôi muốn trình bày.
    II. THỰC TRẠNG :
    a,Thuận lợi:
    - Trường THCS trường sơn có đội ngũ giáo viên nhiệt tình tâm huyết với học sinh nên được sự giúp đỡ rất nhiều về phía giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn Thể dục.
    - Phần lớn học sinh là con gia đình làm nông nên sức có sức khoẻ tốt, ngoan, có ý thúc tổ chức lớp cao. Vì là học sinh thuộc gia đình khó khăn nên các em ít được tham gia các phong trào TDTT vì con bận việc gia đình nên mỗi khi học tập môn Thể dục đa số các em đều hăng say và thích thu, luôn nghe lời của giáo viên đứng lớp.
    - Sân bãi rộng rãi thoãi mái cho việc phân nhóm tập luyện
    b, Khó khăn:
    - Mặc dù giáo viên đã dự tập huấn thay sách nhưng một số ít giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp dạy học còn chậm còn lúng túng họăc vận dụng máy móc.
    - Đồ dùng dạy học còn thiếu chưa đủ để đáp ứng cho việc dạy.
    - Khuân viên trường rộng nhưng mặt sân vẫn còn gồ ghề chưa đỗ bê tông, trời năng thì bụi, trời mưa thi trơn trượt rất dễ bị xảy ra chấn thương, cho nên việc học tập thể dục cũng gặp khó khăn trong quá trình vận động
    - Học sinh vẫn chưa tự giác nhiều trong việc tập nhóm vì chưa có sự thống nhất và hiểu ý của nhau trong khi tập.Một số học sinh chưa xác định được việc học là cho mình và coi môn học thể duc là môn phụ nên thường nghỉ học không có lý do.
    III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
    1, Cơ sở lí luận :
    - Dạy học là hoạt động chung cuả thầy và trò tồn tại , phát triển trong một quá trình thống nhất, trong đó người dạy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, truyền thụ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đến cho người học một cách hợp lý, khoa học. Còn người học là chủ thể tích cực của quá trình học, sáng tạo, quá trình hình thành và phát triển nhân cách bản thân.
       - Đặc điểm của môn thể dục chủ yếu là luyện tập, thông qua tập luyện nhiều lần, kiến thức kỹ năng mới được hình thành và củng cố. Một tiết học với 45 phút mà mỗi tuần chỉ có 2 tiết, đây là mọt thời gian rất ngắn ngủi với mọt nội dung chương trình rất nhiều, nên đòi hỏi giáo viên phải chủ động tìm phương pháp tập luyện hợp lý để giáo viên và học sinh cùng hoàn thành tiết học. Vì vậy nên phương pháp phân nhóm tập luyện thường là lựa chọn của tôi. Đây là một phương pháp mà hiệu quả thu được rất cao, học sinh tích cực chủ động sáng tạo, cán sự lớp được bồi dưỡng nhiều hơn về cách quản lý nhóm, quản lý lớp, Giáo viên quan sát và sửa sai được nhiều hơn cho học sinh.
    - Ngoài việc tập luyện kỹ thuật động tác, học sinh phải biết phối hợp tập luyện nhóm và phối hợp tập luyện một cách tích cực và có hiệu quả cao nhằm nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm một cách có ý thức và hiểu ý nhau trong quá trình tập luyện.
    - Tạo hương phấn và sự thích thú trong quá trình tập luyện để tiết hoc thêm sinh động và thời gian tiết học phù hợp, đạt kết quả cao, học sinh tập luyện theo nhóm se có sự thi đua ganh tỵ để nhóm mình đạt kết quả cao hơn các nhóm bạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...