Luận Văn Phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê và vận dụng vào tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê và vận dụng vào tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay

    LỜI MỞ ĐẦU.

    Như chúng ta đã biết toàn cầu hoá, hợp tác quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan của thời đại, nhận thức đúng đắn được điều này Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt trong những năm gần đây, luôn đẩy mạnh và thực hiện các chính sách mở cửa, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đưa nền kinh tế nước ta hội nhập cùng nền kinh tế thế giới. Khi chúng ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước, thì nền kinh tế của chúng ta sẽ hoạt động theo những quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh vv .Và khi đó vai trò của chính phủ lại càng được khẳng định trong việc định hướng nền kinh tế, khắc phục những khuyết tật mà kinh tế thị trường gây ra, đặc biệt trong quá trình hội nhập hiện nay, khi mà nền kinh tế nước ta chịu sự tác động trức tiếp bởi những biến động của nền kinh tế toàn cầu, thì việc ổn định vĩ mô nền kinh tế đã trở thành yếu tố quyết định đảm bảo cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước cũng như các nhà đầu tư từ nước ngoài yên tâm hoạt động một cách có hiệu quả. Nhưng làm thế nào mà chính phủ có thể nhận biết được những dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế? Sự bất ổn đó đang ở mức độ nào ? Xu hướng biến động của nó ra sao?.Có một chỉ tiêu có thể giúp chính phủ đánh giá được mức ổn định của nền kinh tế, đó là chỉ số giá tiêu dùng.
    Chỉ số giá là một công cụ phản ánh thực trạng của nền kinh tế, thông qua mức lạm phát cao hay thấp là ta có thể đánh giá được mức ổn định của nền kinh tế đó.
    Chúng ta có thể đánh giá đúng đắn sự biến động về lượng của nhiều chỉ tiêu kinh tế thông qua việc sử dụng chỉ số giá để loại trừ sự biến động của giá cả trong các chỉ tiêu đó, đặc biệt là khi ta tính các chỉ tiêu đánh giá mức sông thực tế của các tầng lớp dân cư.
    Nhờ sử dụng chỉ số giá mà ta có thể đánh giá chính xác trị giá của các loại tài sản để từ đó đưa các điều chỉnh phù hợp trong các quan hệ kinh tế.
    Và chỉ số giá còn là cơ sở để các cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế, đặc biệt là các kế hoạch tài chính và ổn định giá cả.
    Xuất phát từ tính cấp thiết và tầm quan trọng như trên em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu mang tên: “Phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê và vận dụng vào tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”.
    Mục đích của việc nghiên cứu trước hết là để nâng cao trình độ cũng như nhận thức về phương pháp chỉ số trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, sau đó em mong muốn có thể góp một phần nhỏ bé nào đó vào việc hoàn thiện hơn phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng của nước nhà.
    Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn ThS. Chu Bích Ngọc GV khoa Thống kê kinh tế_ĐHKTQD đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề án của mình.

    MỤC LỤC.
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU. 1
    PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỈ SỐ. 3
    I.Khái niệm, đặc điểm, và tác dụng của chỉ số trong thống kê. 3
    1.Khái niệm về chỉ số. 3
    2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số trong thống kê. 3
    3. Phân loại chỉ số. 3
    4. Quyền số của chỉ số thống kê. 4
    5. Tác dụng của chỉ số trong phân tích thống kê. 5
    II. Phương pháp phân tích chỉ số. 5
    1.Chỉ số phát triển. 5
    1.1.Chỉ số đơn. 5
    1.2. Chỉ số chung. 6
    2.Chỉ số không gian. 9
    2.1. Chỉ số đơn. 9
    2.2. Chỉ số tổng hợp. 10
    III. Hệ thống chỉ số. 10
    1.Khái niệm và cấu thành của hệ thống chỉ số. 10
    1.1. Khái niệm. 10
    1.2. Cấu thành của hệ thống chỉ số. 10
    2. Tác dụng của hệ thống chỉ số. 11
    3. Phương pháp xác định hệ thống chỉ số. 11
    3.1. Phương pháp liên hoàn. 11
    3.2. Phương pháp biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng biệt. 13
    4. Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức. 14
    4.1. Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân. 14
    4.2. Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến tiêu thức. 15
    5. Hệ thống chỉ số phân tích trong trường hợp tổng thể bao gồm các bộ phận không so sánh được. 16
    PHẦN II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ TRONG VIỆC TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 17
    1.Khái niệm và công thức tính chỉ số giá tiêu dùng. 17
    2.Lập bảng giá kỳ gốc cố định. 18
    3. Lập quyền số kỳ gốc. 18
    4. Chọn danh mục mặt hàng đại diện. 19
    5. Mạng lưới thu thập giá. 21
    5.1. Lựa chọn số lượng khu vực điều tra, điểm điều tra. 21
    5.2. Phương pháp điều tra giá tiêu dùng. 23
    5.3. Thời gian điều tra giá. 23
    6. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng. 24
    6.1. Tính giá bình quân từng kỳ điều tra của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo hai khu vực nông thôn và thành thị. 24
    6.2. Tính giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo hai khu vực nông thôn và thành thị. 25
    6.3. Tính giá bình quân tháng cho cả tỉnh, thành phố của các mặt hàng và dịch vụ đại diện. 26
    6.4. Tính chỉ số giá tiêu dùng hàng thàng riêng cho khu vực thành thị và nông thôn. 26
    PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HƠN PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG Ở NƯỚC TA. 35
    1.Về phạm vi tính chỉ số giá tiêu dùng. 35
    2. Về việc lựa chọn thời kỳ của quyền số. 35
    3.Về tính chỉ số giá tiêu dùng cho các khoảng thời gian khác nhau: 35
    KẾT LUẬN 36
    [​IMG]




     
Đang tải...