Luận Văn Phương pháp cấy tạo Trầm trên cây Dó bầu

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Cây Dó bầu còn gọi là cây Trầm hương, hay cây Kì nam, trong gỗ của nó có khả năng sinh ra một loại sản phẩm đặc biệt gọi là Trầm hương hay Kì nam. Trầm hương có rất nhiều công dụng đã được biết và sử dụng từ hàng ngàn năm qua, ở nhiều nước trên thế giới. Từ xưa đến nay Trầm hương và Kì nam là loại sản phẩm đặc biệt quý hiếm của rừng mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho con người. Chính vì vậy mà Trầm hương có giá trị kinh tế rất cao trên thị trường. Điều này đã làm cho cây Dó bầu trở thành loài thực vật đặc biệt được nhiều nhà khoa học và người dân chú ý, có giá trị đặc biệt về mặt nghiên cứu khoa học ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung.
    Tuy nhiên, những nghiên cứu có tính hệ thống về sự hình thành Trầm hương trên cây Dó bầu chỉ mới bắt đầu từ vài thập niên gần đây. Hầu hết các kết quả nghiên cứu được công bố đều chưa đưa ra được các quy trình tối ưu cũng như là cơ chế hình thành Trầm hương để có thể áp dụng rộng rãi ra sản xuất đại trà.
    Trong khi đó cùng với sự mất rừng thì nguồn Trầm hương tự nhiên cũng ngày càng cạn dần. Các loài thuộc chi Aquilaria có khả năng cho Trầm bị khai thác cạn kiệt. Ở Việt Nam những người khai thác Trầm chặt đốn bừa bãi những cây Dó bầu ở bất kì độ tuổi nào. Với cách khai thác như vậy thì chỉ trong một thời gian ngắn những cây thuộc họ cây Dó bầu gần như bị diệt chủng.Trước tình hình đó Hội Đồng Bộ Trưởng (nay thuộc Chính Phủ ) đã ban hành Nghị Định số 18-HDBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và có chế độ bảo vệ, đã xếp cây Dó bầu vào danh mục nhóm 1A, tức là bảo vệ nghiêm ngặt.
    Trước tình hình đó hiện nay ở nước ta đã và đang có rất nhiều tổ chức, cơ quan, cá nhân trồng cây Dó bầu đại trà, nhằm mục đích cải thiện kinh tế, phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần xóa đói giảm ngèo v.v Tuy nhiên, phần lớn các dự án đó mới đang ở giai đoạn trồng và thử nghiệm gây tạo Trầm bằng các phương pháp khác nhau và các kết quả thu được đều chưa được khả quan lắm.

    Mặt khác nếu để cây Dó bầu mọc ngoài tự nhiên (ở rừng tự nhiên) thì khả năng cho Trầm hương của cây Dó bầu rất hạn chế (khoảng 10%). Chỉ một số cây vì lí do nào đó các tác nhân từ bên ngoài tác động đến cây Dó bầu như mưa, gió, sét đánh làm gãy thân, cành qua các vết thương đó, vi sinh vật sẽ xâm nhiễm vào cây. Và cảm ứng sự hình thành dần dần theo thời gian.
    Vì những lí do kể trên đồng thời dưới sự phân công của bộ môn Công Nghệ Sinh Học và dưới sự hướng dẫn của thầy Bùi Văn Thế Vinh tôi đã thực hiện tiểu luận tốt nghiệp “Phương pháp cấy tạo Trầm trên cây Dó bầu
    1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
    + Tổng quan về cây Dó bầu
    + Tìm hiểu qui trình kĩ thuật cấy tạo Trầm hương nhân tạo bằng phương pháp vi sinh và hóa học có hiệu quả.
    1.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
    Do quỹ thời gian còn hạn chế nên tôi mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến việc hình thành Trầm hương trên cây Dó bầu ở mức độ tổng quan và một số thực nghiệm đã được nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...