Tiểu Luận phương pháp bồi dưỡng kỹ năng biện luận trong giải toán hóa học ( giới hạn trong phạm vi biện luận t

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Nội dung đề tài Trang
    A- PHẦN MỞ ĐẦU 1
    I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1
    II-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 1
    III-ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 2
    1- Đối tượng nghiên cứu : 2
    2- Khách thể nghiên cứu : 2
    IV-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 2
    V- PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2
    VI- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2
    1- Phương pháp chủ yếu 2
    2-Các phương pháp hỗ trợ 2
    B-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 4
    I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÀI TOÁN BIỆN LUẬN TÌM CÔNG THỨC HÓA HỌC: 4
    II- THỰC TIỄN VỀ TRÌNH ĐỘ VÀ VÀ ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. 5
    1- Thực trạng chung: 5
    2- Chuẩn bị thực hiện đề tài: 5
    III- KINH NGHIỆM VẬN DỤNG ĐỀ TÀI VÀO THỰC TIỄN: 6
    DẠNG 1: BIỆN LUẬN THEO ẨN SỐ TRONG GIẢI PHƯƠNG TRÌNH 6
    DẠNG 2 : BIỆN LUẬN THEO TRƯỜNG HỢP 8
    DẠNG 3: BIỆN LUẬN SO SÁNH 11
    DẠNG 4: BIỆN LUẬN THEO TRỊ SỐ TRUNG BÌNH 12
    DẠNG 5: BIỆN LUẬN TÌM CTPT CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ TỪ CÔNG THỨC NGUYÊN 14
    C - BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 17
    I- BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 17
    II- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 17
    D- KẾT LUẬN CHUNG: 18
    E- PHẦN PHỤ LỤC: 19
    I- PHIẾU ĐIỀU TRA : 19
    II- TÀI LIỆU THAM KHẢO: 19

    A- PHẦN MỞ ĐẦU
    I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Dạy và học hóa học ở các trường hiện nay đã và đang được đổi mới tích cực nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của trường THCS. Ngoài nhiệm vụ nâng cao chất lượng hiểu biết kiến thức và vận dụng kỹ năng, các nhà trường còn phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp; coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh. Đây là một nhiệm vụ không phải trường nào cũng có thể làm tốt vì nhiều lý do. Có thể nêu ra một số lý do như: do môn học mới đối với bậc trung học cơ sở nên kiến thức kỹ năng của học sinh còn nhiều chỗ khuyết; một bộ phận giáo viên chưa có đủ các tư liệu cũng như kinh nghiệm để đảm nhiệm công việc dạy học sinh giỏi
    Trong những năm gần đây, vấn đề bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi cấp Tỉnh được phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Châu đặc biệt quan tâm, được các nhà trường và các bậc cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng hộ.Giáo viên được phân công dạy bồi dưỡng đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhờ vậy số lượng và chất lượng đội tuyển học sinh giỏi của huyện đạt cấp tỉnh khá cao. Tuy nhiên trong thực tế dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhiều khó khăn cho cả thầy và trò. Nhất là những năm đầu tỉnh ta tổ chức thi học sinh giỏi hóa học cấp THCS.
    Là một giáo viên được thường xuyên tham gia bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi cho phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Châu, tôi đã có dịp tiếp xúc với một số đồng nghiệp trong tổ, khảo sát từ thực tế và đã thấy được nhiều vấn đề mà trong đội tuyển nhiều học sinh còn lúng túng, nhất là khi giải quyết các bài toán biện luận. Trong khi loại bài tập này hầu như năm nào cũng có trong các đề thi tỉnh. Từ những khó khăn vướng mắc tôi đã tìm tòi nghiên cứu tìm ra nguyên nhân (nắm kỹ năng chưa chắc; thiếu khả năng tư duy hóa học, ) và tìm ra được biện pháp để giúp học sinh giải quyết tốt các bài toán biện luận.
    Với những lý do trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu, tham khảo tư liệu và áp dụng đề tài: “ BỒI DƯỠNG MỘT SỐ KỸ NĂNG BIỆN LUẬN TÌM CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH GIỎI ” nhằm giúp cho các em HS giỏi có kinh nghiệm trong việc giải toán biện luận nói chung và biện luận tìm CTHH nói riêng. Qua nhiều năm vận dụng đề tài các thế hệ HS giỏi đã tự tin hơn và giải quyết có hiệu quả khi gặp những bài tập loại này.
    II-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
    1-Nghiên cứu các kinh nghiệm về bồi dưỡng kỹ năng hóa học cho học sinh giỏi lớp 9 dự thi tỉnh.
    2-Nêu ra phương pháp giải các bài toán biện luận tìm CTHH theo dạng nhằm giúp học sinh giỏi dễ nhận dạng và giải nhanh một bài toán biện luận nói chung, biện luận tìm công thức hóa học nói riêng.
    III-ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
    1- Đối tượng nghiên cứu :
    Đề tài này nghiên cứu các phương pháp bồi dưỡng kỹ năng biện luận trong giải toán hóa học ( giới hạn trong phạm vi biện luận tìm CTHH của một chất )
    2- Khách thể nghiên cứu :
    Khách thể nghiên cứu là học sinh giỏi lớp 9 trong đội tuyển dự thi cấp tỉnh.
    IV-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
    Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản sau đây :
    1-Những vấn đề lý luận về phương pháp giải bài toán biện luận tìm CTHH; cách phân dạng và nguyên tắc áp dụng cho mỗi dạng.
    2-Thực trạng về trình độ và điều kiện học tập của học sinh.
    3-Từ việc nghiên cứu vận dụng đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại huyện Đak Pơ.
    V- PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên về mặt không gian đề tài này chỉ nghiên cứu giới hạn trong phạm vi huyện Tân Châu. Về mặt kiến thức kỹ năng, đề tài chỉ nghiên cứu một số dạng biện luận tìm CTHH ( chủ yếu tập trung vào các hợp chất vô cơ).
    VI- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    1- Phương pháp chủ yếu
    Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp chủ yếu là tổng kết kinh nghiệm, được thực hiện theo các bước:
    Xác định đối tượng: xuất phát từ nhứng khó khăn vướng mắc trong những năm đầu làm nhiệm vụ bồi dưỡng HS giỏi, tôi xác định đối tượng cần phải nghiên cứu là kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực giải toán biện luận cho học sinh giỏi. Qua việc áp dụng đề tài để đúc rút, tổng kết kinh nghiệm.
    Phát triển đề tài và đúc kết kinh nghiệm : Năm học 1999-2000, năm đầu tiên Tỉnh tổ chức thi học sinh giỏi bộ môn hóa học lớp 9, chất lượng HS còn nhiều yếu kém; phần đông các em thường bế tắc trong khi giải các bài toán biện luận. Trước thực trạng đó, tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này.
    Trong quá trình vận dụng đề tài, tôi đã suy nghĩ tìm tòi, học hỏi và áp dụng nhiều biện pháp. Ví dụ như : tổ chức trao đổi trong tổ bồi dưỡng, trò chuyện cùng HS, thể nghiệm đề tài, kiểm tra và đánh giá kết quả dạy và học những nội dung trong đề tài. Đến nay, trình độ kỹ năng giải quyết toán biện luận ở HS đã được nâng cao đáng kể.
    2-Các phương pháp hỗ trợ
    Ngoài các phương pháp chủ yếu, tôi còn dùng một số phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp nghiên cứu tài liệu và điều tra nghiên cứu:
    Đối tượng điều tra: Các HS giỏi đã được phòng giáo dục gọi vào đội tuyển, đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng HS giỏi.
    Câu hỏi điều tra: chủ yếu tập trung các nội dung xoay quanh việc dạy và học phương pháp giải bài toán biện luận tìm CTHH; điều tra tình cảm thái độ của HS đối với việc tiếp xúc với các bài tập biện luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...