Luận Văn Phương hướng và những giải pháp nhằm phát triển bền vững khai thác thuỷ sản vùng Duyên hải Nam Trung

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
    Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Đà Nẵng đến Khánh Hòa) nghề
    khai thác thủy sản (KTTS) đã gắn bó lâu đời với ngư dân ven biển, là một
    trong những cái nôi đầu tiên của nghề câu cá ngừ đại dương với sản
    lượng trên 10 tấn/năm. Năm 2000 số lượng tàu thuyền của vùng trên 21
    ngàn chiếc với công suất trên 588 ngàn CV, đến năm 2007 đã trên 26
    ngàn chiếc với công suất trên 939 ngàn CV và đạt sản lượng khai thác
    gần 400 ngàn tấn. Sự phát triển KTTS đóng góp đáng kể cho ngân sách
    Nhà nước, giải quyết lượng lớn lao động và có ý nghĩa trong việc bảo vệ
    lãnh thổ Việt Nam.
    Sự tăng nhanh số lượng tàu thuyền một cách ồ ạt không theo qui
    hoạch, khai thác không tính đến yếu tố môi trường, tình trạng vi phạm
    pháp luật trong khai thác, sự mất trật tự trên biển vẫn thường xuyên
    xảy ra. Nhiều tàu thuyền được đầu tư không đồng bộ về máy móc, trang
    thiết bị, kỹ thuật khai thác cũng như trình độ của thuỷ thủ, vốn phải vay
    với lãi suất cao làm cho hiệu quả hoạt động không như mong muốn, bên
    cạnh đó, đời sống ngư dân phụ thuộc rất lớn vào biển cả, trình độ văn hóa
    thấp, gia đình đông con là một trong những rào cản lớn cho việc phát
    triển khai thác bền vững. PTBV là một trong những xu hướng tất yếu hiện
    nay, nghiên cứu về phát triển KTTS theo hướng bền vững chưa được tiến
    hành ở vùng Duyên hải NTB, chỉ có nghiên cứu của Viện kinh tế đưa ra
    báo cáo tổng quan nghề cá Khánh Hòa. Đánh giá KTTS vùng Duyên hải
    NTB theo hướng bền vững là cần thiết cho hoạch định chính sách phát
    triển, do đó tác giả đã chọn đề tài “Phương hướng và những giải pháp
    nhằm phát triển bền vững khai thác thủy sản vùng Duyên hải Nam
    Trung Bộ” làm đề tài luận án tiến sĩ.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đến đề tài
    Các nghiên cứu trong nước của Viện Kinh tế và Qui hoạch thủy sản,
    Viện Hải sản, Nguyễn Long, Nguyễn Chu Hồi, Lê Văn Ninh chủ yếu
    đưa ra các quan điểm mang tính chất định hướng cho phát triển, bước đầu
    đã tiến hành xây dựng bộ chỉ số đánh giá PTBV. Các nghiên cứu nước
    2
    ngoài Khem r. sharma (1999), Jean Boncoeura (2000), Jesper Levring
    Andersen (2000), Taylor (2001), Sean Pascoe (2006) xây dựng các mô
    đánh giá tác động các nhân tố và đánh giá hiệu quả kinh doanh tàu cá.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    (1) Hệ thống hóa lý thuyết phát triển đặc biệt PTBV trong KTTS.
    (2) Đánh giá tình hình phát triển KTTS vùng duyên hải NTB trên khía
    cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và quản lý theo hướng PTBV.
    (3) Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm phát triển bền vững
    KTTS vùng Duyên hải NTB.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thu thập dữ liệu
    Số liệu thứ cấp: Thu thập và tham khảo các kết quả điều tra, đề tài
    nghiên cứu, viện, trường, niên giám thống kê .từ năm 2000- 2007.
    Số liệu sơ cấp: trực tiếp điều tra năm 2004 và 2005 tàu câu tỉnh Phú
    Yên, tàu lưới rê và lưới kéo đơn thành phố Nha Trang
    Phương pháp thu mẫu: Dựa theo cơ cấu công suất, phỏng vấn trực
    tiếp chủ tàu lúc không mùa vụ và tuần trăng.
    Phương pháp phân tích: Sử dụng tổng hợp các phương pháp như
    thống kê mô tả, hồi qui tương quan, mô hình, hệ thống, so sánh .
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngư dân, các cơ quan Nhà nước
    thông qua các vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường và quản lý liên quan
    đến hoạt động KTTS ở vùng Duyên hải NTB.
    Luận án tiến hành đánh giá một số nội dung về môi trường (Năng
    suất, mức độ khai thác, diện tích và chất lượng môi trường, áp lực khai
    thác, sự hiểu biết về hệ sinh thái, tác động của ngư cụ), kinh tế (Giá trị
    sản xuất, vốn đầu tư, sản lượng, lợi nhuận), xã hội (Tỷ lệ lao động khai
    thác, thu nhập bình quân, trình độ học vấn, vay nợ) và quản lý (hoạch
    định chiến lược, các phương pháp và công cụ quản lý, thực thi pháp luật).
    6. Những đóng góp mới của luận án
    Mặc dù có một vài công trình nghiên cứu liên quan đến khía cạnh
    kinh tế trong KTTS, cho đến nay, chưa có một công trình nào, chưa có
    3
    một tác giả nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về cơ sở lý
    luận và thực tiễn KTTS vùng Duyên hải NTB theo quan điểm bền vững.
    Phân tích và làm rõ hơn được các lý luận phát triển nói chung và
    PTBV nói riêng, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến KTTS, xây dựng hệ
    thống chỉ số đánh giá PTBV trong KTTS, tổng hợp và rút ra được các bài
    học kinh nghiệm áp dụng vào ngành KTTS vùng Duyên hải NTB.
    Tác giả đã điều tra tình hình kinh tế, xã hội, môi trường của nghề
    câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên, tình hình xã hội và môi trường đối với
    nghề lưới kéo đơn, nghề lưới rê ở Nha Trang. Kết hợp với các dữ liệu thứ
    cấp vùng Duyên hải NTB từ năm 2000-2007 đánh giá thực trạng KTTS
    theo quan điểm bền vững thông qua hệ thống cá chỉ số, đồng thời bước
    đầu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu khai thác nghề câu cá
    ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên. Tác giả nghiên cứu các công trình khoa
    học đã được công bố và xác định tính tương đồng mà tác giả tính toán với
    các kết quả nghiên cứu trước đây, đặc biệt nghiên cứu về các nhân tố ảnh
    hưởng đến doanh thu nghề câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên.
    Tác giả trình bày các mục tiêu, quan điểm phát triển làm cơ sở cho
    các định hướng và giải pháp phát triển KTTS theo hướng bền vững. Các
    giải pháp luận án đề xuất mang tính đồng bộ, có khả năng vận dụng vào
    thực tế nhằm PTBV khai thác thủy sản vùng Duyên hải NTB.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...