Luận Văn Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020


    MỤC LỤC
    Trang
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .vii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
    LỜI NÓI ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG 4
    1.1. Những vấn đề chung về phát triển và phát triển ngành thủy sản . 4
    1.1.1. Khái niệm chung về phát triển kinh tế . 4
    1.1.2. Nội dung của phát triển kinh tế 4
    1.1.3. Quan điểm về phát triển bền vững . 4
    1.1.4. Quan điểm phát triển bền vững ngành thủy sản 5
    1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và vị trí của ngành thủy sản . 6
    1.2.1. Khái niệm . 6
    1.2.2. Đặc điểm của ngành thủy sản 6
    1.2.2.1. Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất độc lập 6
    1.2.2.2. Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất hỗn hợp, phức tạp và
    mang tính mùa vụ . 7
    1.2.3. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 8
    1.2.4. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân . 9
    1.3. Cơ cấu ngành thủy sản 10
    1.3.1. Khái niệm . 10
    1.3.2. Mô hình cơ cấu ngành thủy sản 10
    1.3.3. Ý nghĩa của cơ cấu ngành thủy sản . 11
    1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành thủy sản 12
    1.4.1. Các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế 12
    1.4.1.1. Mức độ phát triển bình quân theo thời gian 12
    1.4.1.2. Mức độ tăng giảm tuyệt đối 12
    1.4.1.3. Tốc độ tăng trưởng 13
    1.4.1.4. Tốc độ tăng giảm . 14
    1.4.2. Trình độ quản lý chất lượng các yếu tố sản xuất . 15
    - iii -1.4.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội 16
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KHÁNH
    HÕA TRONG NHỮNG NĂM QUA 18
    2.1. Lịch sử phát triển của ngành thủy sản Việt Nam . 18
    2.2. Quá trình phát triển của ngành thủy sản Tỉnh Khánh Hòa . 21
    2.2.1. Khái quát chung về Sở Thủy sản Tỉnh Khánh Hòa . 21
    2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của sở thủy sản Khánh Hòa . 21
    2.2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn . 22
    2.2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
    Khánh Hòa . 25
    2.2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong sở 27
    2.2.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật 37
    2.2.2. Cơ cấu của ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa 40
    2.2.3. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa 41
    2.2.4. Tình hình phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua 45
    2.2.4.1. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 45
    2.2.4.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội . 46
    2.2.5. Tình hình phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa so với các tỉnh duyên hải
    Miền Trung 47
    2.3. Thực trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua . 48
    2.3.1. Thực trạng ngành khai thác thủy sản . 48
    2.3.1.1. Trữ lượng và khả năng khai thác thủy sản tỉnh Khánh Hòa . 48
    2.3.1.2. Cơ cấu tàu thuyền khai thác 51
    2.3.1.3. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác . 52
    2.3.1.4. Cơ cấu sản lượng khai thác . 54
    2.3.1.5. Cơ cấu thành phần kinh tế . 55
    2.3.1.6. Nguồn lao động và chất lượng lao động . 55
    2.3.1.7. Mùa vụ khai thác . 56
    2.3.1.8. Tiêu thụ sản phẩm . 57
    2.3.1.9. Hiệu quả kinh tế nghề khai thác thủy sản . 57
    - iv -2.3.1.10. Công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 57
    2.3.2. Thực trạng ngành nuôi trồng thủy sản . 58
    2.3.2.1. Tiềm năng về diện tích nuôi trồng thủy sản 58
    2.3.2.2. Diện tích, sản lượng và số lao động trong giai đoạn 2005 – 2009 60
    2.3.2.3. Hiện trạng về nuôi thủy sản nước lợ . 62
    2.3.2.4. Hiện trạng về nuôi trồng thủy sản trên biển 66
    2.3.2.5. Tình hình sản xuất và sử dụng thức ăn nuôi thủy sản . 73
    2.3.2.6. Tình hình sản xuất và cung cấp giống thủy sản 74
    2.2.3. Thực trạng ngành chế biến thủy sản 77
    2.2.3.1. Năng lực chế biến thủy sản của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh
    Khánh Hòa .77
    2.2.3.2. Tình hình cung cấp nguyên liệu thủy sản cho các doanh nghiệp chế biến
    xuất khẩu hiện nay . 78
    2.2.3.3. Tình hình chế biến và thị trường xuất khẩu của các Doanh nghiệp thủy
    sản Khánh Hòa . 82
    2.2.3.4. Tình hình chế biến và tiêu thụ nội địa của các Doanh nghiệp thủy sản
    Khánh Hòa . 87
    2.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá . 87
    2.2.4.1. Hệ thống cảng cá, bến cá và dịch vụ hậu cần nghề cá 87
    2.2.4.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản 89
    2.2.4.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến và thương mại thủy sản . 89
    2.4. Đánh giá chung . 90
    2.4.1. Những thành tựu đã đạt được của ngành thủy sản Khánh Hòa trong những
    năm qua 90
    2.4.2. Những tồn tại của ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua . 91
    2.4.2.1. Khai thác thủy sản . 91
    2.4.2.2. Nuôi trồng thủy sản . 91
    2.4.2.3. Về chế biến thủy sản . 92
    2.4.2.4. Về cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá 92
    - v -CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH
    THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÕA . 93
    3.1. Phương hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa 93
    3.1.1. Quan điểm phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa đến năm 2020 . 93
    3.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa đến năm
    2020 94
    3.1.2.1. Phương hướng phát triển . 94
    3.1.2.2. Mục tiêu phát triển 96
    3.2. Một số giải pháp kiến nghị phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa đến năm 2020 97
    3.2.1. Giải pháp về khai thác thủy sản . 97
    3.2.1.1. Điều tra chi tiết nguồn lợi thủy sản và dự báo ngư trường . 97
    3.2.1.2. Ổn định và hiện đại hóa nghề khai thác, tập trung phát triển những nghề
    có khả năng khai thác xa bờ . 98
    3.2.1.3. Ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác thủy sản 100
    3.2.1.4. Nâng cao trình độ cho ngư dân . 101
    3.2.1.4. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào trong ngành khai thác thủy sản . 102
    3.2.2. Giải pháp về nuôi trồng thủy sản . 102
    3.2.2.1. Rà soát lại quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản nước lợ . 102
    3.2.2.2. Cải tạo và nâng cấp vùng nuôi 104
    3.2.2.3. Rà soát lại quy hoạch chi tiết về sản xuất giống thủy sản . 104
    3.2.2.4. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong nuôi trồng
    thủy sản 105
    3.2.2.5. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào nuôi trồng thủy sản. 106
    3.2.2.6. Đẩy mạnh các hoạt động khuyến ngư . 106
    3.2.2.7. Tăng cường phòng chống dịch bệnh . 107
    3.2.3. Giải pháp về chế biến và thương mại thủy sản 108
    3.2.3.1. Giải pháp về tổ chức sản xuất kinh doanh 108
    3.2.3.2. Giải pháp về tạo nguồn nguyên liệu từ nguồn khai thác,nuôi trồng ở trong
    tỉnh 108
    3.2.3.3. Giải pháp về công nghệ và đầu tư . 109
    - vi -3.2.3.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 109
    3.2.3.5. Giải pháp về quản lý chất lượng sản phẩm . 110
    3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghề cá 111
    3.2.4.1. Hoàn thiện các cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác thủy sản . 111
    3.2.4.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản . 111
    3.2.4.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho chế biến và thương mại thủy sản . 111
    KẾT LUẬN . 112
    KIẾN NGHỊ . 113
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 115
    PHỤ LỤC 118
    Phụ lục 1: Năng lực khai thác và NTTS các tỉnh duyên hải Miền Trung . 116
    Phụ lục 2: Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của các tỉnh duyên hải Miền
    Trung . 118
    Phụ lục 3. Một số thông số kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm hùm lồng
    thương phẩm của tỉnh Khánh Hòa. 120
    Phụ lục 4: Một số thông số kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trồng rong sụn ở vịnh Cam
    Ranh 123
    Phụ lục 5: Một số chỉ tiêu kỹ thuật nuôi ốc tại Cam Ranh 125
    - vii -DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
    Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản Khánh Hòa 2005-2009 45
    Bảng 2.2: Lực lượng lao động trong ngành thủy sản Khánh Hòa 2005-2009 46
    Bảng 2.3:GTSX thủy sản các tỉnh duyên hải Miền Trung theo giá năm 1994 . 47
    Bảng 2.4: Nguồn lợi hải sản Việt Nam. 48
    Bảng 2.5: Trữ lượng và khả năng khai thác cá ở vùng biển Khánh Hòa 50
    Bảng 2.6: Cơ cấu tàu thuyền toàn tỉnh đến năm 2009 . 51
    Bảng 2.7: Các loại nghề khai thác thủy sản toàn tỉnh năm 2009 53
    Bảng 2.8: Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong 5 năm (2005-2009) 54
    Bảng 2.9: Diện tích tiềm năng NTTS 599
    Bảng 2.10: Diện tích, sản lượng và số lao động trong NTTS giai đoạn 2005-2009. 60
    Bảng 2.11: Diện tích và sản lượng nuôi tôm sú Khánh Hòa giai đoạn 2005-2009. 62
    Bảng 2.12: Diện tích và sản lượng tôm thẻ và tôm sú Khánh Hòa (2005-2009) 65
    Bảng 2.13: Diện tích và sản lượng tôm hùm ở Khành Hòa giai đoạn 2005-2009 66
    Bảng 2.14: Diện tích và sản lượng trồng rong sụn tại Khánh Hòa 2005 – 2009 70
    Bảng 2.15: Diện tích và sản lượng nuôi cá biển Khánh Hòa 2005 – 2009. 71
    Bảng 2.16: Diện tích và sản lượng nhuyễn thể ở Khánh Hòa giai đoạn 2005-2009. 72
    Bảng 2.17: Tình hình sản xuất giống thủy sản ở Khánh Hòa giai đoạn 2005-2009. 74
    Bảng 2.18: Tình hình thu mua nguyên liệu của các DNCBTSXK Khánh Hòa 2005 –
    2009. 78
    Bảng 2.19: Cơ cấu nguyên liệu nội tỉnh cung cấp cho các DNCBTSXK Khánh Hòa
    2005 – 2009. 80
    Bảng 2.20: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa 2005 – 2009 82
    Bảng 2.21: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Khánh Hòa 2005 - 2009 83
    Bảng 2.22: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa 2005-2009. 85
    Bảng 2.23: Sản lượng chế biến mặt hàng tiêu thụ nội địa Khánh Hòa 2005-2009 87
    Bảng 2.24: Bảng thống kê các cảng cá, bến cá tỉnh Khánh Hòa năm 2009 87
    - viii -SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 1: Cơ cấu ngành thủy sản 11
    Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Sở NN&PTNT Khánh Hòa. 23
    Sơ đồ 3: Cơ cấu ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa. 40
    BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản của tỉnh Khánh Hòa Năm 2009 . 53
    Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguyên liệu thủy sản cung cấp cho các DNCBTSXK Khánh Hòa
    2005-2009 81
    Biểu đồ 2.3. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa (2005-2009) 82
    - ix -DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    1. NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    2. XHCN : Xã hội chủ nghĩa
    3. UBND : Ủy ban nhân dân
    4. CSHT : Cơ sở hạ tầng
    5. NTTS : Nuôi trồng thủy sản
    6. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
    7. DNCBTSXK : Doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu
    8. CSHT : Cơ sở hạ tầng
    9. HĐND : Hội đồng nhân dân
    10. GTSX : Giá trị sản xuất
    11. DNCBTS : Doanh nghiệp chế biến thủy sản
    12. CB : Chế biến
    - 1 -LỜI NÓI ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Khánh Hòa là một tỉnh ven biển nam trung bộ có diện tích tự nhiên khoảng 5.197
    km
    2
    với dân số 1.156.903 người. Với chiều dài bờ biển hơn 200km và hàng chục ngàn
    ha mặt nước, đầm phá, hồ chứa. Trong những năm qua ngành thủy sản tỉnh Khánh
    Hòa đã có những bước phát triển tích cực và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
    việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo ra công ăn
    việc làm cho hàng ngàn người, góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.
    Bên cạnh đó, ngành thủy sản của tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, yếu kém
    cần phải khắc phục. Cụ thể ngành khai thác thủy sản số lượng tàu thuyền có công suất
    nhỏ còn quá nhiều và chưa kiểm soát được, trong khi đó theo các chuyên gia về thủy
    sản thì trữ lượng nguồn lợi thủy sản ven bờ đã cạn kiệt, khai thác vùng khơi lại chưa
    phát huy được nhiều. Nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây phát triển chậm
    lại, một số nơi trong tỉnh dịch bệnh tràn lan khiến người nuôi bị lỗ nặng và lâm vào
    cảnh nợ nần chồng chất. Chế biến thủy sản thì công nghệ chế biến còn lạc hậu, chủng
    loại sản phẩm ít, nguồn nguyên liệu chế biến chưa đảm bảo, các sản phẩm có giá trị
    gia tăng ít.
    Trước những thách thức đó đòi hỏi ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa cần phải tìm
    ra cho mình một hướng đi đúng để ngày càng phát triển phù hợp với đường lối và định
    hướng phát triển của ngành thủy sản cả nước. Từ nhận thức trên, em đã quyết định
    chọn đề tài: “Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh
    Khánh Hòa đến năm 2020” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Mục tiêu chung:
    + Xác định cơ cấu tổ chức và các hoạt động quản lý của sở Nông nghiệp và Phát
    triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa đối với ngành thủy sản của tỉnh.
    + Xác định những thành tựu và những vấn đề bất cập trong ngành thủy sản của
    tỉnh Khánh Hòa. Trong đó tập trung tìm hiểu thực trạng ngành khai thác, nuôi trồng,
    chế biến và hệ thống hậu cần dịch vụ nghề cá.
    + Đưa ra các giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
    - 2 -- Mục tiêu cụ thể:
    + Xác định chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong sở Nông nghiệp và
    Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa.
    + Xác định cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu nghề nghiệp, sản lượng đánh bắt, số lao
    động và hiệu quả đánh bắt của nghề khai thác thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
    + Xác định diện tích, đối tượng nuôi trồng, sản lượng, số lao động và hiệu quả
    của ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
    + Phân tích tình hình sản xuất, cung cấp giống thủy sản và thức ăn nuôi trồng
    thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
    + Phân tích tình hình sản xuất, thu mua nguyên liệu và tình hình tiêu thụ của các
    doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
    + Đánh giá cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá của tỉnh Khánh Hòa.
    + Đưa ra các giải pháp để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy
    sản và dịch vụ hậu cần nghề cá của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng
    ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản xuất khẩu và cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề
    cá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
    - Số liệu thu thập từ năm 2005 đến năm 2009 tại Sở nông nghiệp và phát triển
    nông thôn tỉnh Khánh Hòa.
    - Hạn chế của đề tài :
    + Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu các vấn đề trong khai thác, nuôi trồng, chế biến
    xuất khẩu và dịch vụ hậu cần nghề cá mà không đi sâu tìm hiểu các vấn đề trong xuất
    khẩu thủy sản.
    + Do hạn chế về thời gian và chi phí nên số liệu thu thập được chỉ lấy tại sở
    NN&PTNT mà không đi xuống các đại phương, cơ sở sản xuất để tìm hiểu thực tế.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành đề tài này em đã sử dụng các phương pháp đó là: Phương pháp
    tổng hợp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp dự báo
    thống kê.
    - 3 -5. Đóng góp của đề tài
    - Về mặt khoa học: Đề tài góp phần làm rõ thêm các lý thuyết về phát triển kinh
    tế, phát triển ngành thủy sản và các chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển ngành thủy sản.
    - Về mặt thực tiễn: Đề tài cho thấy được những thành tựu và hạn chế của ngành
    thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong các năm gần đây; ngoài ra đề tài còn là nguồn tài liệu
    tham khảo cho các sinh viên khóa sau.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài gồm có 3 chương:
    + Chương I: Cơ sở lý luận chung.
    + Chương II. Thực trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong
    những năm qua.
    + Chương III: Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy
    sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.


    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
    1.1. Những vấn đề chung về phát triển và phát triển ngành thủy sản
    1.1.1. Khái niệm chung về phát triển kinh tế
    Phát triển kinh tế là quá trình chuyển biến tích cực về mọi mặt của nền kinh tế
    trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự t ăng thêm về quy mô, sản lượng
    và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.
    1.1.2. Nội dung của phát triển kinh tế
    Sự tăng lên về qui mô sản xuất, làm tăng giá trị sản lượng của cải vật chất, dịch
    vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí có khả
    năng khai thác các nguồn lực trong và ngoài nước.
    Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đời sống
    dân cư.
    Sự phát triển là quy luật tiến hóa song nó chịu tác động của nhiều nhân tố, trong
    đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên ngoài có vai
    trò quan trọng. Phát triển kinh tế phản ánh sự vận động của nền kinh tế từ trình độ thấp
    lên trình độ cao.
    1.1.3. Quan điểm về phát triển bền vững
    Ủy ban Quốc tế về phát triển bền vững (WCED, 1987) đã định nghĩa phát triển
    bền vững là: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện
    tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
    Hội đồng của FAO (1988) định nghĩa: phát triển bền vững là “Quản lý và bảo tồn
    các nguồn lợi tự nhiên và hướng tới thay đổi về kỹ thuật và thể chế nhằm đảm bảo đạt
    được sự thỏa mãn các nhu cầu thường xuyên của con người cho thế hệ hôm nay và cho
    thế hệ mai sau. Phát triển bền vững bảo tồn nguồn lợi ở đất, nước, nguồn gen động,
    thực vật, là thân thiện với môi trường và không làm môi trường bị suy thoái, phù hợp
    về công nghệ, thích hợp về kịnh tế và được xã hội chấp nhận”.
    Hội đồng chính phủ Australia (1992) định nghĩa: phát triển bền vững là “sử dụng,
    bảo tồn, phát triển của cộng đồng sao cho các quá trình sinh thái mà con người phụ
    - 5 -thuộc vào được giữ gìn, chất lượng chung của cuộc sống con người trong hiện tại và
    tương lai có thể cải thiện được”.
    Tóm lại, phát triển bền vững có nghĩa là cả ba khía cạnh chủ yếu liên quan đến
    đời sống con người là: kinh tế, xã hội và môi trường phải được tổng hòa, kết hợp lồng
    ghép khi có thể và được cân đối một cách có hiệu quả qua các cơ chế, các công cụ và
    quá trình thực hiện các chính sách. Quan hệ cốt lỗi trong phát triển bền vững là mối
    quan hệ giữa con người và môi trường.
    1.1.4. Quan điểm phát triển bền vững ngành thủy sản
    Ngành thủy sản là ngành sản xuất ra đời và phát triển trên nền tảng của tài
    nguyên, nguồn lợi thủy sản để đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, đồng thời sự phát
    triển của các hoạt động thủy sản có tác động rất lớn đến sự phục hồi, tái tạo nguồn lợi
    và qua đó là sự tác động đến các yếu tố môi trường sinh thái. Do đó, phát triển bền
    vững ngành thủy sản là sự phát triển các hoạt động của ngành sao cho có thể tận dụng
    được tối đa tài nguyên, nguồn lợi tự nhiên đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế
    hiện tại mà không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển của các mảng
    hoạt động khác của con người cũng như cho hoạt động tái sản xuất nguồn lợi của tự
    nhiên phục vụ cho lợi ích lâu dài trong tương lai.
    Tuy nhiên phát triển bền vững là vấn đề khá rộng do đó cần phải có các chi tiết
    để xác định các mục tiêu cụ thể, các tiêu chí cũng như các chỉ số chính. Vì vậy, để giải
    quyết vấn đề này trong ngành thủy sản, năm 1995 FAO đã xây dựng và thông qua Bộ
    quy tắc ứng xử Nghề cá có trách nhiệm, Bộ Quy tắc chia ra thành 5 vấn đề thực tiễn
    đối với ngành thủy sản đó là quản lý nghề cá, các hoạt động khai thác, phát triển nuôi
    trồng, quản lý tổng hợp ven bờ, sau thu hoạch và thương mại.
    Mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản là các hoạt động khai thác nguồn lợi
    và sau thu hoạch được bền vững dựa trên cơ sở các hệ sinh thái đặc trưng và nguồn lợi
    cụ thể đã xác định; đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của nguồn lợi để duy
    trì các hoạt động nói trên; đáp ứng được đời sống vật chất – tinh thần cho lực lượng
    lao động nghề cá trong cộng đồng và bối cảnh kinh tế rộng lớn hơn; duy trì đa dạng
    sinh học và sự đa dạng thống nhất hài hòa của các hệ sinh thái vì lợi ích của các mục
    - 6 -đích sử dụng khác nhau và của người sử dụng bao gồm đa dạng sinh học, mục tiêu
    khoa học, giá trị thật, cấu trúc dinh dưỡng và các lợi ích khác như du lịch, giải trí,v.v.
    1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và vị trí của ngành thủy sản
    1.2.1. Khái niệm
    Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất nhằm lợi dụng những khả năng tiềm
    tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho
    nhu cầu đời sống con người.
    Ngành thủy sản nước ta là một ngành sản xuất quan trọng trong tổng thể nền kinh
    tế nước ta. Nó tập hợp và lôi kéo hàng triệu lao động vào hoạt động sản xuất kinh
    doanh nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả kinh tế cao nhất các tiềm năng kinh tế.
    Đội ngũ lao động của ngành thủy sản nước ta hình thành từ một bộ phận dân cư của xã
    hội với truyền thống sản xuất lâu đời giàu kinh nghiệm và đang ngày càng phát triển
    rộng lớn, tích lũy các điều kiện và cơ sở vật chất kỹ thuật khẳng định vị trí quan trọng
    trong nền kinh tế quốc dân.
    1.2.2. Đặc điểm của ngành thủy sản
    1.2.2.1. Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất độc lập
    Về mặt lý luận một ngành sản xuất vật chất được coi là độc lập khi có các điều
    kiện như có đối tượng lao động riêng, có công cụ và phương pháp lao động riêng, có
    lực lượng lao động chuyên môn hóa thể hiện đó là một nghề nhất định.
    Sản xuất thủy sản nước ta đã có từ lâu đời. Nó tồn tại song song với quá trình tồn
    tại và phát triển của con người, thông qua sức lao động của mình kết hợp với những
    công cụ lao động thích hợp, con người đã khai thác và nuôi dưỡng các sinh vật, các
    nguồn lợi phong phú đa dạng sống trong môi trường để chế biến thành thực phẩm và
    cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của đối
    tượng lao động là khả năng tái sinh tự nhiên, tính mùa vụ mà sản xuất thủy sản có
    nhiều nét giống với ngành nông nghiệp. Trải qua thời ký phát triển lâu dài cùng với sự
    tác động của phân công lao động xã hội, ngành thủy sản đã tách ra khỏi nông nghiệp
    dưới hình thức là nghề nghiệp truyền thống của từng vùng, từng địa phương. Cho đến
    nay, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các công cụ lao động,
    các kỹ thuật sản xuất tiên tiến ngày càng được áp dụng rộng rãi vào sản xuất thay thế


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Sở NN & PTNT Khánh Hòa (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản
    Khánh Hòa giai đoạn 2015 có tính đến 2020.
    2. Sở NN & PTNT Khánh Hòa (2010), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch
    nhà nước các năm 2005,2006,2007 của ngành thủy sản Khánh Hòa.
    3. Sở NN & PTNT Khánh Hòa (2010), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác
    nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa các năm 2008, 2009.
    4. Dương Trí Thảo (2002), Kinh tế, tổ chức và quản lý ngành thủy sản, Nhà xuất bản
    Khoa học và kỹ thuật.
    5. Tô Phi Phượng (1996), Giáo trình Lý thuyết thống kê, Trường Đại học Kinh tế quốc
    dân Hà Nội, Nhà xuất bản giáo dục.
    6. Đinh Thị Thu Hoài (2006), Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành thủy
    sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010, Đồ án tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nha
    Trang, Khánh Hòa.
    7. Nguyễn Duy Chính (2008), Tổng quan nguồn lợi thủy sản, chiến lược và chính sách
    phát triển ngành thủy sản Việt Nam, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà
    Nội.
    8. Các Website:
    - http://www.agroviet.gov.vn/Pages/lichsuphattrien.aspx?TabId=gioithieu
    - http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=430&idmid=3
    - http://www.vietlinh.com.vn/dbase/VLTTShowContent.asp?ID=8313
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...