Luận Văn Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển Hợp tác xã nông nghiệp huyện Thủy Nguyên giai đo

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng trong tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế luôn được sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ : “tổng kết thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể, khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, liên hiệp HTX cổ phần”. Nghị quyết lần thứ năm ban chấp hành Trung ương Đảng( khoá X) ngày 18/3/2002 cũng đã xác định: “kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, trong đó HTX là nòng cốt”, và “ kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
    Thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 5,Thành uỷ Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết 8( khóa XII) ngày 21/5/ 2002 “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Trong lĩnh vực nông nghiệp,Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết. Sở đã tham mưu đề xuất kịp thời với Uỷ ban nhân dân thành phố các cơ chế chính sách, các biện pháp để khuyến khích phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX nông nghiệp trên địa bàn Hải Phòng còn nhiều yếu kém, bất cập, năng lực hạn chế, môi trường hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh dần bị thu hẹp, doanh thu thấp Kinh tế HTX chiếm tỷ lệ thấp trong tổng sản phẩm xã hội, chưa đủ sức đảm nhiệm tốt vai trò cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, những nơi chưa có HTX nông nghiệp, chính quyền thôn phải quản lí điều hành cả dịch vụ nông nghiệp, bởi tính đặc thù trong nông nghiệp mà các thành phần kinh tế khác chưa làm được và nếu có làm thì cũng sẽ không có hiệu quả. Những hạn chế, yếu kém đó tồn tại do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan đã tác động tới sự phát triển của các HTX.
    Với mong muốn đưa ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế, yếu kém nói trên, góp phần thúc đầy sự phát triển của HTX nông nghiệp trên địa bàn Hải Phòng, cụ thể là các HTX nông nghiệp ở huyện Thuỷ Nguyên, em đã chọn nghiên cứu đề tài làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp, là: phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên đến năm 2015. Trong quá trình thực hiện chuyên đề này, em đã được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô Võ Hoà Loan và phòng chính sách nông nghiệp và nông thôn thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng. Đây là một thuận lợi rất lớn đối với em. Em xin chân thành cảm ơn.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Nêu lên cơ sở lí luận về kinh tế tập thể và HTX như: bản chất, vai trò, đặc trưng
    - Đánh giá khái quát thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên cả nước.
    - Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các HTX nông ngiệp trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên.
    - Trên cơ sở phân tích trên, thấy rõ được các khó khăn, vướng mắc, rồi từ đó đưa ra phương hướng, các giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp ở Thuỷ Nguyên.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp duy vật biện chứng
    - Phương pháp thống kê
    - Phương pháp phân tích và tổng hợp
    - Phương pháp ước lượng
    - Phương pháp so sánh
    Ngoài ra còn một số phương pháp khác
    4. Đối tượng nghiên cứu
    - Đối tượng: các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên.
    - Phạm vi: + thời gian: từ khi có Luật HTX cũ đến nay, chủ yếu là từ 2004 đến nay. Phương hướng , mục tiêu và giải pháp đến 2015.
    + không gian: các huyện trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên


    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. Một số vấn đề lí luận 4

    1.1. Một số vấn đề về HTX 4
    1.1.1. Khái niệm 4
    1.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp: 5
    1.1.2.1 Tự nguyện 5
    1.1.2.2. Dân chủ, bình đẳng và công khai: 5
    1.1.2.3. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: 6
    1.1.2.4. Hợp tác và phát triển cộng đồng: 6
    1.1.3. Điều lệ HTX . 6
    1.1.4. Các loại hình HTX 8
    1.2. HTX nông nghiệp 9
    1.2.1. Khái niệm 9
    1.2.2. Vai trò của HTX nông nghiệp 10
    1.2.3. Các đặc trưng của HTX nông nghiệp 11
    1.2.4. Các hình thức của HTX nông nghiệp 12
    1.3. Tính tất yếu khách quan của kinh tế HTX 13
    1.3.1. Tính tất yếu khách quan 13
    Chương 2. Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Thủy Nguyên (giai đoạn 2002- 2006). 15
    2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của huyện Thủy Nguyên 16
    2.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 16
    2.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội 16
    2.2. Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn 21
    2.2.1. Về số lượng 21
    2.2.2. Về chất lượng 23
    2.2.3. Kết quả thực hiện một số chính sách về hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX nông nghiệp của địa phương. 34
    2.2.4. Nhận xét, đánh giá kết quả kinh tế HTX 34
    2.2.5. Nguyên nhân tồn tại 38
    2.2.6. Tình hình đổi mới và phát triển của HTX Lập Lễ,xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên 41
    Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển HTX nông nghiệp huyệnThủy Nguyên giai đoạn 2007- 2015 47
    3.1. Phương hướng 47
    3.1.1. Đối với các HTX nông nghiệp hiện có 47
    3.1.2. Đối với HTX nông nghiệp thành lập mới 48
    3.1.3. Giải quyết những tồn đọng của HTX 48
    3.2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể 49
    3.2.1 Quan điểm phát triển HTX nông nghiệp 49
    3.2.2. Mục tiêu 50
    3.2.3. Nhiệm vụ 50
    3.3. Một số giải pháp chủ yếu 51
    3.3.1. T ăng cường công tác thông tin tuyên truyền 51
    3.3.2. Về nguồn lực 53
    3.3.3. Cơ chế chính sách của địa phương 56
    3.3.4. X ây d ựng m ô h ình và các chương trình, dự án phát tri ển 60
    3.3.6. Giải pháp phát triển thành viên Liên minh HTX và thành lập liên hiệp HTX 61
    3.3.7. B ản th ân các HTX nông nghi ệp 62
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
    1. Kết luận 70
    2. Kiến nghị 71
    2.1. Đối với cấp huyện 71
    2.2. Đối với cấp thành phố 71
    2.3. Đ ối v ới trung ư ơng 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...