Luận Văn Phương hướng và giải pháp tăng cường huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho phát triể

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương hướng và giải pháp tăng cường huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp và nông thôn
    LỜI NÓI ĐẦU

    Nước Việt Nam của chúng ta đang bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản đưa nước ta thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu lớn lao đó chúng ta cần phải cố gắng, nỗ lực nhiều bởi xuất phát điểm hiện nay của chúng ta còn thấp : với khoảng 80% tổng dân số đang sống và làm việc ở khu vực nông thôn - Đời sống vật chất, tinh thần còn khó khăn, trình độ lực lượng sản xuất lạc hậu . Điều đó có nghĩa là để đạt được mục tiêu trên nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta là phải phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cơ bản công nghiệp hoá khu vực nông thôn, nâng cao đời sống cho nông dân. Như vậy, phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay; trong thời gian tới chúng ta phải tập trung vào công việc trọng tâm này. Để làm được điều đó, cần phải tiến hành nhiều hoạt động, nhưng hoạt động có tác động mạnh nhất đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn là hoạt động đầu tư. Trong các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước có vai trò quan trọng và quyết định nhất. Sở dĩ như vậy bởi tính chất của đầu tư cho nông nghiệp không khuyến khích các đơn vị kinh tế tư nhân đầu tư; thêm nữa thực trạng về nông nghiệp nước ta cần nguồn vốn đầu tư của Nhà nước hơn các nguồn vốn khác để tăng thêm tính quy hoạch và kế hoạch trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.
    Vì vậy trong những năm tới cần thiết phải có những phương hướng và giải pháp hợp lý để tăng cường huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
    Ngoài lý do đó em đã chọn đề tài : “ Phương hướng và giải pháp tăng cường huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp và nông thôn ”- làm đề tài nghiên cứu của mình.
    Mục đích nghiên cứu : Chuyên đề được tiến hành với mục đích vận dụng lý thuyết đầu tư vào thực tiễn sau khi đưa ra các khái niệm, một số quan niệm và cho phát triển Nông nghiệp nông thôn; để làm rõ được những vấn đề đó phân tích hệ thống các số liệu thống kê.
    Phạm vi nghiên cứu : Chuyên đề sẽ đi vào phân tích những vấn đề cơ bản của đầu tư Nhà nước chuyên đề cũng sẽ nghiên cứu những yếu tố, những khía cạnh có ảnh hưởng và tác động tới hoạt động đầu tư Nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
    Quan điểm nghiên cứu : Xuyên suốt toàn bộ chuyên đề là quan điểm hệ thống và quan điểm lịch sử.

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 1

    CHƯƠNG I : 3
    NÔNG NGHIỆP . NÔNG THÔN VÀ ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN. 3

    I. Vai trò của Nông nghiệp nông thôn đối với quá trình công nghiệp hóa đất nước. 3
    1. Những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp, nông thôn. 3
    2. Vai trò của nông nghiệp, nông thôn đối với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 7

    II. Quan niệm về đầu tư Nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. 8
    1. Mối quan hệ giữa đầu tư và phát triển. 8
    2.Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. 10
    3. Vai trò của đầu tư Nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. 16

    III. Kinh nghiệm đầu tư nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn 16
    1.Kinh nghiệm đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn ở Trung Quốc 16
    2. Thái Lan 18
    3. Inđônêxia 19
    4.Kết luận rút ra từ khảo sát kinh nghiệm nước ngoài 21

    CHƯƠNG II : 23
    THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 23
    I. Thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn việt Nam qua quá trình đổi mới 23
    1. Đường lối, chủ trương chính sách của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1986 đến nay 23
    2.Những thành tựu cơ bản - phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua 28
    3.Những tồn tại chủ yếu trong quá trình phát triển công nghiệp, nông thôn Việt Nam 31

    II.Thực trạng đầu tư nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt nam 36
    1. Thực trạng đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn 36

    III. Những vấn đề đặt ra đòi hỏi phải đổi mới đầu tư nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn 52
    1. Thiếu tính kế hoạch và quy hoạch trong việc sử dụng nguồn vốn 52
    2.Chưa chú trọng đầu tư cho phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản 52
    3. Đầu tư cho giáo dục, nâng cao trình độ cho người nông dân còn thiếu 53
    4. Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu vào thực tiễn còn hạn chế. 53

    CHƯƠNG III : 54
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 – 2010. 54
    I. Quan điểm và phương hướng phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước 54
    1. Những quan điểm phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 54

    2. Phương hướng phát triển kinh tế nông thôn. 57

    II. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu đầu tư nhà nước cho phát triển nông nghiệp nông thôn. 59
    1. Căn cứ khoa học cho việc xác định quan điểm, phương hướng, mục tiêu. 59
    2. Quan điểm đổi mới đầu tư nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. 62
    3. Phương hướng và mục tiêu đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. 65

    III. Hệ thống các giải pháp đổi mới đầu tư Nhà nước cho phát triển NN,NT. 68
    1. Xác định những lĩnh vực, những hướng ưu tiên đầu tư của Nhà nước cho phát triển NN,NT. 68
    2. Một số giải pháp chung: 71
    3. Giải pháp cụ thể. 77

    KẾT LUẬN 87

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
     
Đang tải...