Tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển ngành thuỷ sản huyện Thanh Trì.

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Phương hướng và giải pháp phát triển ngành thuỷ sản huyện Thanh Trì.

    Lời Mở Đầu1.Tính cấp thiết của đề tài.
    Ngành thuỷ sản là một ngành nghề truyền thống gắn liền với nông nghiệp nông thôn Việt nam. Ngành thuỷ sản thực sự được quan tâm phát triển kể từ những năm 1980 , khi Hội nghị trung ương lần thứ VI khoá 4 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển ngành thuỷ sản và sau đó Nhà nước cho phép ngành thuỷ sản thể hiện mô hình “tự cân đối, tự trang trải”. Vì vậy từ năm 1981 đến nay Ngành thuỷ sản đã đạt được những thành tựu to lớn, vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.
    Thanh Trì là một huyện ngoại thành Hà nội có tiềm năng về mặt nước và điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành thủy sản nước ngọt. Hiện nay, ngành thuỷ sản Thanh Trì phát triển mạnh ở tiểu ngành: Nuôi trồng thủy sản và nhất là nuôi trồng lợi dụng nguồn nước thải. Cũng chính vì thế mà sản phẩm thuỷ sản của huyện có những thuận lợi và khó khăn trong nuôi trồng cũng như trong tiêu thụ. Vì vậy việc tìm ra những vướng mắc đang cản trở quá trình phát triển của ngành thuỷ sản cũng như những thuận lợi đối với ngành để tìm ra những nguyên nhân và đề ra những giải pháp đưa ngành thuỷ sản phát triển hơn nữa là rất cần thiết.
    2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu.
    a. Mục đích.
    Làm rõ khái niệm, vai trò và đặc điểm của ngành thuỷ sản. Đồng thời đánh giá đúng thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh của ngành thuỷ sản huyện Thanh Trì - thành phố Hà nội và từ đó tìm ra những biện pháp phát triển ngành thuỷ sản huyện Thanh Trì.
    b. Phạm vi nghiên cứu.
    Các giải pháp được xây dùng cho lĩnh vực chăn nuôi thuỷ sản trên toàn địa bàn Thanh Trì - thành phố Hà nội.
    3.Phương pháp nghiên cứu.
    Đề tài này đã xử dụng một số phương pháp nh­:
    Phương pháp duy vật biện chứng.
    Phương pháp thống kê.
    Phương pháp phân tích và tổng hợp.
    Phương pháp so sánh.
    Phương pháp điều tra điều tra nhanh.
    Phương pháp dự đoán và dự báo.
    4.Nội dung.
    Ngoài hai phần: Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Luận văn gồm những nội dung sau đây:
    Chương I: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển ngành thuỷ sản.
    Chương II: Thực trạng phát triển ngành thuỷ sản huyện Thanh Trì -Thành phố Hà nội.
    Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển ngành thuỷ sản huyện Thanh Trì.

    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRỂN NGÀNH THUỶ SẢNI.Khái niệm, vai trò của ngành thuỷ sản.
    1.Khái niệm
    Ngành thuỷ sản là ngành truyền thống lâu đời trong nông nghiệp nông thôn , nhất là những vùng , những quốc gia có diện tích mặt nước phong phú. Ngành thuỷ sản là ngành gắn liền trực tiếp với nước và các động vật thuỷ sinh. Ngành thuỷ sản, theo tập “Bài Giảng Kinh Tế Thuỷ Sản” của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân do kỹ sư Nguyễn Viết Trung biên soạn, được hiểu nh­sau:
    “Ngành thuỷ sản là một ngành sản xuất vật chất độc lập và cũng là ngành sản xuất vật chất hổn hợp gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn hẹp”.
    Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập bởi: Quá trình tồn tại và phát triển của loài người gắn liền với các hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi và khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Con người ngày càng biết lợi dụng khả năng tiềm tàng về sinh vật sống trong môi trường nước để tiến hành khai thác, nuôi trồng và chế biến chúng phục vụ cho nhu cầu đời sống của mình. Do đối tượng lao động của ngành là các sinh vật thuỷ sinh nên các hoạt động sản xuất của ngành thuỷ sản gắn liền với đất và nước với sự phát triển của nông thôn đồng thời mang nhiều nét giống với sản xuất nông nghiệp.
    Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất có đối tượng lao động và phương pháp lao động cũng nh­ lực lượng lao động mang tính chuyên ngành và là một ngành truyền thống lâu đời đối với các quốc gia có nhiều ao hồ, biển.
    Ngành thuỷ sản là ngành bao gồm những ngành sản xuất chuyên môn hẹp như: nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản. Sản xuất thuỷ sản từ việc nuôi trồng, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi cho đến khai thác đều bị phụ thuộc nhiều vào diều kiện tự nhiên, vùng địa lý, khí hậu, thuỷ văn, giống loài thuỷ sản . nên sản xuất mang nhiều tính nông nghiệp. Mặt khác các ngành chuyên môn hẹp lại có tính công nghệ rõ rệt: công nghệ khai thác cá biển, cơ khí tàu thuyền, công nghiệp sản xuất thức ăn cho tôm, cá,công nghiệp chế biến thuỷ hải sản .
    Cơ chế thị trường đòi hỏi ngành phải có một hệ thống dịch vụ chuyên ngành thích hợp nh­: sửa chữa tàu thuyền, ngư cụ, vận chuyển con giống, mạng lưới thương mại đến tận nơi các cơ sở sản xuất. Kinh doanh thương mại tổng hợp cũng tạo ra những lĩnh vực mới cho sản xuất ngành thuỷ sản chẳng hạn kết hợp làm du lịch và giao thông vận tải.
    Nh­ vậy, ngành thuỷ sản là ngành gắn liền với đất và nước, có đối tượng là các động vật thuỷ sinh: cá, tôm, cua .Ngành thuỷ sản là ngành bao gồm nhiều ngành chuyên môn hẹp: khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
    2.Vai trò của ngành thuỷ sản đối với nền kinh tế quốc dân.
    Đối với hầu hết các quốc gia mà nhất là các quốc gia có hải phân lớn và vùng nước nội địa phong phú thì ngành thuỷ sản càng nắm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
    - Trong xã hội loài người, con người trước tiên là cần cái ăn,cái mặc và chỗ ở. Đó là những điều thiết yếu không thể thiếu được. Ngày nay dân số thế giới ngày càng gia tăng, xã hội ngày càng phát triển. Vì thế cần phải đằt ra vấn đề bảo đảm an ninh lương thực và thực phẩm. Ngành thuỷ sản đã và đang góp phần hết sức quan trọng vào giải quyết vấn đề thực phẩm cho con người .Điều này thể hiện rõ trong thống kê của FAO từ những năm 1993, mức tiêu thụ trung bình trên đầu người ở các nước phát triển là 25,9 kg/năm, các nước đang phát triển 9,3 kg/ năm và Việt Nam là 13,5 kg / năm trong đó cá nước ngọt chiếm tới 30- 40% tổng số. Cho tới nay, xu hướng tiêu dùng thuỷ sản trên toàn thế giới đang tăng lên. Vì vậy để đảm bảo vai trò này ngành thuỷ sản cần phải phát triển ở trình độ cao.
    - Cùng với vai trò cung cấp thực phẩm cho con người, ngành còn có vai trò cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp . Ví dụ: một số loài rong tảo dùng để chế tạo các chất phụ gia cho công nghiệp dệt, công nghiệp bánh kẹo và đặc biệt là công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, giá trị của sản phẩm thuỷ hải sản chế biến gia tăng nhiều lần làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên vai trò này do ngành thuỷ sản nước lợ, nước mặn đảm nhận còn ngành thuỷ sản nước ngọt chưa có được vai trò này.
    - Các quốc gia có lợi thế về diện tích mặt nước và thời tiết khí hậu( như Việt nam,Thái Lan, . ) thì ngành thuỷ sản càng giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu thuỷ hải sản trên thị trường thế giới, tăng khả năng tích luỹ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế.
    Đối với Việt Nam phát triển thuỷ sản là tạo khả năng tích luỹ nhanh cho nền kinh tế bằng các ngoại tệ mạnh. Xuất khẩu thuỷ sản đang có những cơ hội tốt trong thương mại thế giới và vì vậy mà phát triển ngành thuỷ sản được coi là một triển vọng của ngành kinh tế mũi nhọn, là hướng ưu tiên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.
    Theo niên gián thống kê nông lâm ngư nghiệp từ năm 1990 - 1998 và dự báo năm 2000 của nhà xuất bản thống kê thì từ năm 1990 giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 20% mỗi năm, từ 196 triệu USD năm 1990 tăng lên 850 triệu USD năm 1998 và đến năm 2000 giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ta lên tới trên một tỷ USD. Hiện nay, Việt nam đã xuất khẩu thuỷ sản sang một số thị trường quan trọng nh­: Nhật Bản, Hoa kỳ, . Trong đó Nhật Bản chiếm 36,25% thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ,còn thị trường Mỹ khá ổn định, tổng nhập khẩu thuỷ sản Việt nam của Mỹ hiện chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản nước ta, triển vọng thương mại với thị trường này còn rất rộng lớn sau việc ký kết hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Mỹ. Thị trường Châu Á cũng chiếm một thị phần rất đáng kể: 21% và chủ yếu là Hàn Quốc , Trung Quốc, Đài Loan. Thị trường EU chỉ chiếm 6% , song khả năng trong thời gian tới sẽ tăng lên.
    - Cùng với ba vai trò trên thì ngành thuỷ sản phát triển còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động phần lớn ở các vùng nông thôn và ven biển nhất là những quốc gia đang phát triển như khu Đông Nam Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh. Ngành thuỷ sản còn thu hút một lượng lớn lao động nông nhàn, làm tăng thu nhập đảm bảo đời sống, góp phần làm giảm đi làn sóng di dân vào thành thị.
    Theo số liệu thống kê của ngành thuỷ sản Việt Nam, các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến cung cấp việc làm thường xuyên cho 901500 người trong năm 1995, trong đó:
    +420000 người trong ngành khai thác thuỷ sản
    + 422500 người trong ngành nuôi trồng thuỷ sản
    + 59000 người trong ngành chế biến
    Năm 1998 sè lao động thường xuyên trong ba lĩnh vực của ngành tăng thêm gần 250000 người so với năm 1995, đưa tổng số lao động thường xuyên lên 1150000 người, Trong đó:
    + 520000 người trong ngành khai thác thuỷ sản
    + 550000 người trong ngành nuôi trồng thuỷ sản
    + 80000người trong ngành chế biến
    Với tình hình thực tế của những năm gần đây cho thấy lực lượng lao động thuỷ sản suất còn tiếp tục gia tăng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
    - Mặt khác, phát triển ngành thuỷ sản cũng chính là tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các ngành nghề khác nh­: ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương mại dịch vụ . Bởi vì khi phát triển ngành thuỷ sản, những người lao động trong ngành sẽ cần nhiều tư liệu sản xuất,lương thực ,thực phẩm và các tư liệu sinh hoạt khác để tiêu dùng hàng ngày. Vì vậy phát triển sản xuất thuỷ sản chính là điều kiện thúc đẩy các ngành khác phát triển.
    Ngành thuỷ sản phát triển còn có vai trò to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới . Trên thế giới, Ngành thuỷ sản được coi là ngành đi tiên phong trong việc tìm kiếm các giải pháp duy trì sự phát triển bền vững của môi trường nước đặc biệt là các sinh vật biển.
    Ngành thuỷ sản có vai trò quan trọng trên bởi vì đối tượng của ngành là những động vật thuỷ sinh có rất nhiều đặc tính tốt đối với môi trường , chẳng hạn: cá mè làm sạch nước hay các động vật thuỷ sinh khác ăn các động vật phù du, các chất thải, điều hoà các loại khí trong môi trường nước .Vì vậy ngành thuỷ sản có vai trò rất quan trọng tronglĩnh vực bảo vệ môi trường.
    - Ngành thuỷ sản còn góp phần làm tăng tổng thu nhập quốc dân (GDP) .
    Trong ngành kinh tế quốc dân Việt Nam , theo số liệu thống kê nông, lâm, thuỷ sản từ năm 1990 đến năm 1998 và dự báo năm 2000 của nhà xuất bản thống kê cho biết từ những năm 1990 đến nay đóng góp cuả ngành thuỷ sản vào GDP tăng từ 4,9% lên 6,3% năm 1995 . Nh­ vậy giá trị kinh tế mà ngành thuỷ sản đóng góp vào GDP càng tăng theo thời gian.
    Ngoài các vai trò trên, ngành thuỷ sản ở các nước đang phát triển mà cụ thể ở Việt Nam còn đóng một vai trò rất quan trọng nữa là xoá đói, giảm nghèo đặc biệt ở vùng sâu, vùng cao. Sản phẩm thuỷ sản sản xuất tại chỗ còn trực tiếp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ em vùng cao. Thuỷ sản phát triển, tập trung sản xuất ở ven sông, suối ,ao ,hồ còn xoá bỏ tập quán du canh , du cư,tăng cường an ninh biên giới. Đồng thời , phát triển các hạm tàu khai thác biển cũng chính là góp phần tăng cường an ninh quốc phòng, bảo vệ lãnh hải chủ quyền, biên giới hải đảo.
    II.Đặc điểm ngành thuỷ sản.
    So với các ngành kinh tế quốc dân, ngành thuỷ sản có những đặc điểm riêng của nó.Ngành thuỷ sản có những đặc điểm cơ bản sau:
    1.Đối tượng của sản xuất thuỷ sản là những cơ thể sống trong môi trường nước có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng.
    Đối tượng của sản xuất thuỷ sản là những cơ thể sống trong môi trường nước như : cá , nhuyễn thể, giáp xác và rong tảo trong các loại hình nước ngọt , mặn, lợ là cơ bản. Hoạt động sống của chúng chủ yếu là nhờ vào các chất dinh dưỡng lấy từ thuỷ vực , các khí oxy, cacbonic hoà tan trong nước. So với ngành sản xuất công nghiệp thì đây là điểm khác biệt bởi đối tượng sản xuất của ngành công nghiệp là các vật vô tri vô giác như: sắt, thép , xi măng . nếu hỏng yếu tố này có thể thay bằng yếu tố khác mà không phụ thuộc gì về chu kì sống và sinh trưởng cuả chúng.Các động vật thuỷ sinh thì phụ thuộc rất nặng nề vào chu kỳ sống và sinh trưởng , chẳng hạn: một vụ nuôi tôm càng xanh nước ngọt bắt đầu thả giống là tháng tư đến tháng mười, tháng mười một là thu hoạch nhưng không may vào tháng 9 tôm bị bệnh chết nhiều thì lúc này người nuôi trồng tôm phải chịu những thiệt hại nặng nề về kinh tế và không thể cách nào cứu vãn được bởi họ không thể thay thế những con tôm bị chết bằng các con tôm giống khác vì con tôm giống nhỏ phải trải qua một thời gian dài mới phát triển đến giai đoạn những con tôm bị chết vào tháng 9, mặt khác những con tôm giống thả lúc này sẽ rất khó phát triển bởi các con tôm to sẽ ăn tranh hết phần của chúng.
    So với ngành nông nghiệp , ngành thuỷ sản rất gần gũi song đối tượng sản xuất của hai ngành này vẫn khác nhau. Đối tượng của ngành sản xuất nông nghiệp là các cây ,con giống sinh trưởng trên cạn lấy nguồn thức ăn từ đất và sử dụng ôxy, cacbonic trực tiếp từ không khí còn đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản là động thực vật sống trong môi trường nước lấy nguồn thức ăn trong nước và khí ôxy, cacbonic hoà tan trong nước.
    2. Trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản, thuỷ vực là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt.
    Thuỷ vực là bao gồm cả đất và nước . Thuỷ vực bao gồm các loại hình mặt nước ao, hồ, sông ngòi, biển . Đối với ngành công nghiệp và các ngành kinh tế khác, nước trong thuỷ vực chỉ là một yếu tố sản xuất thậm chí Ýt có ý nghĩa kinh tế nhưng đối với ngành thuỷ sản thì lại khác. Như chúng ta đã biết đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản là các động vật thuỷ sinh nên chung ăn thức ăn trong nước, mọi quá trình sinh trưỏng và phát triển đều diễn ra trong nước . Vì thế thuỷ vực là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành thuỷ sản.
    Thuỷ vực còn là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi thuỷ vực có hạn về diện tích và khối lượng nước, cố định về vị trí . Thuỷ vực còn đặc biệt ở chỗ nếu biết cách sử dụng tư liệu sản xuất này thì không những không bị hao mòn mà chất lượng của chúng còn tốt hơn lên bằng khả năng tăng năng xuất sinh học của thuỷ vực . Nhưng nặt khác, con người thường có tập quán coi thuỷ vực là nơi thải rác sinh hoạt và các phế thải khác công nghiệp vì thuỷ vực có khả năng tự phân giải song dù thuỷ vực có khả năng Êy thì đến một lúc nào đó khối lượng rác thải quá mức thuỷ vực không thể tự phân giải được nữa thì thuỷ vực sẽ bị ô nhiễm làm cho các thuỷ vật sống trong đó không thể tồn tại .Do vậy thuỷ vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành thuỷ sản và có thể khẳng định rằng không có thuỷ vực thì không có thuỷ sản. Thuỷ vực vấn đề sống còn của sự tồn tại và phát triển của ngành thuỷ sản.
    3. Sản xuất thuỷ sản được tiến hành phân tán rộng khắp các vùng địa lý và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt.
    Trên thực tế chúng ta thấy bất kỳ ở đâu có nước là ở đó có thuỷ sản, mà thuỷ vực thì phân bố ở khắp các vùng địa lý từ miền ngược cho đến miền xuôi , từ Nam ra Bắc , từ quốc gia này đến quốc gia khác. Thuỷ vực ở mỗi vùng được hình thành do lịch sử hình thành các loại đất, quá trình sử dụng vào các mục đích khác nhau. Vì vậy mà mỗi một thuỷ vực có chế độ thuỷ lý hoá ,thuỷ văn khác nhau do đó các giống loài thuỷ sản ở các vùng khác nhau cũng khác biệt về nhiều mặt.Chẳng hạn, ở Việt Nam đối với vùng nước mặn các giống loài thuỷ sản phổ biến đặc trưng cho vùng như: cá thu ,cá nụ , cá mực, . , tôm sú , tôm hùm, . song nguồn nước ngọt thì không thể có những loại này , nguồn nước ngọt lại có các loại đặc trưng của vùng như: cá chép, trôi, cá quả , . hay các thuỷ đặc sản: ba ba, Õch , lươn .
    Mặt khác, do thuỷ sản còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên sản phẩm cũng mang tính khu vực rõ rệt.
    Do ngành thuỷ sản có đặc điểm này nên trong quá trình sản xuất kinh doanh cần chú ý:
    Tiến hành điều tra nguồn lợi thuỷ sản nội địa và biển khơi để có biện pháp quản lý, sử dụng ,đồng thời không ngừng bổ sung và hoàn thiện các quy hoạch phân vùng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.
    Mặt khác để tạo khả năng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường thì cần chú ý đến các điều kiện tự nhiên đặc điểm sinh học của các giống loài thuỷ sản khi xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
     
Đang tải...