Thạc Sĩ Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tạ

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do nghiên cứu đề tài:

    Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) vào tháng 11/2006. Tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, bên cạnh những cơ hội thuận lợi, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức to lớn đó là sức ép cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh là một công việc mang tính cấp bách và sống còn của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp kiểm toán. Theo lộ trình phát triển sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn dịch vụ tài chính, trong đó có dịch vụ kế toán - kiểm toán. Điều này dẫn đến một thực tế là thị trường tài chính, đặc biệt là dịch vụ kế toán - kiểm toán, bảo hiểm cũng như thị trường chứng khoán sẽ có sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Và do vậy, doanh nghiệp kiểm toán cũng như các doanh nghiệp khác chịu sự canh tranh gay gắt. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp kiểm toán phải hoàn thiện chất lượng hoạt động của mình.

    Bên cạnh đó, từ khi nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc “Chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần” có hiệu lực, nhu cầu về xác định giá trị doanh nghiệp và kiểm toán trước khi cổ phần hóa tăng lên một cách đột biến. Điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ kiểm toán viên đạt năng lực và trình độ chuyên môn cao để đáp ứng với nhu cầu này, nhằm xác định một cách đúng đắn giá trị tài sản của Nhà nước trước khi cổ phần hóa, tránh những thất thoát và lãng phí.

    Như vậy có thể thấy rằng, hoạt động kiểm toán độc lập là một trong những công cụ quan trọng trong công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế đất nước. Trước hết nó phục vụ vì lợi ích thiết thực cho các chủ sở hữu, các nhà đầu tư và sau đó là góp phần ngăn chặn các sai phạm về kinh tế - tài chính, giúp cho Chính phủ, cơ quan Nhà nước kiểm soát được hoạt động kinh tế - tài chính, ổn định thị trường chứng
    khoán. Để hội nhập kinh tế thế giới, để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, một trong những biện pháp là dịch vụ kiểm toán phải có chất lượng cao. Muốn vậy cần tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập.

    Với lý do trên, tác giả đã thực hiện đề tài “Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam” với mong muốn đưa chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế trong quá trình phát triển nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng ở Việt Nam.

    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    Luận văn tập trung nghiên cứu việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trên cả hai khía cạnh: kiểm soát từ bên trong của công ty kiểm toán độc lập và kiểm soát từ bên ngoài của Hội nghề nghiệp và Nhà nước. Luận văn chỉ tập trung vào kiểm toán độc lập, không nghiên cứu các loại kiểm toán khác như kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước nhằm đem lại một bức tranh tổng thể với một cách nhìn toàn diện về công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập ở Việt Nam.

    3. Mục đích nghiên cứu đề tài:

    Luận văn nghiên cứu nhằm để hoàn thiện và nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, mục đích chính là:
    - Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, một vấn đề chưa thật sự được các cơ quan chức năng và nhà quản lý quan tâm trong những năm vừa qua.
    - Tìm hiểu, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam.

    - Trên cơ sở thực tiễn hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ta hiện nay, luận văn đã đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam.

    4. Phương pháp luận nghiên cứu:

    Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, suy luận, điều tra và tổng hợp. Trong phần đánh giá thực trạng, tác giả tiến hành các cuộc khảo sát thông qua phương pháp:
    - Phỏng vấn các nhà quản lý cấp cao đang làm việc tại các Công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
    - Gửi phiếu khảo sát: Tìm hiểu công tác soát xét chất lượng hoạt động kiểm toán tại một số Công ty kiểm toán độc lập thông qua các các câu hỏi ghi trên phiếu khảo sát.
    - Tìm hiểu và trao đổi với các nhà nghiên cứu, chuyên viên trong lĩnh vực kiểm toán.
    - Sử dụng kết quả của các cuộc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại các Công ty kiểm toán độc lập do Bộ tài chính tiến hành trong những năm qua.
    - Tổng hợp các tài liệu hội thảo và tạp chí chuyên ngành để rút ra những tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập và các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác.

    5. Nội dung đề tài:

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập.

    Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam.

    Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...