Luận Văn Phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục tính thời vụ trong kinh doanh du lịch nội địa

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục tính thời vụ trong kinh doanh du lịch nội địa

    LỜI MỞ ĐẦU

    Ngày nay du lịch đă trở thành một hiện tượng kinh tế - xă hội phổ biến. Hội đồng Lữ Hành và Du Lịch quốc tế đă công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đă nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày nay là một đề tài hấp dẫn và đă trở thành đề tài mang tính chất toàn cầu. Nhiều nước đă lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống.
    Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ là chủ yếu ( hoạt động kinh doanh ở đây chủ yếu là phục vụ chứ không phải là sản xuất. Do tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà hoạt động du lịch mang tính thời vụ. Tính thời vụ đó đă gây những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch. Nghiên cứu tinh thời vụ của du lịch luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của các nhà khoa học và các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vưc này.
    Công ty lữ hành Hanoitourist là một trong những công ty hàng đầu Việt Namvề lữ hành. Nhưng nó cũng không thể tránh khỏi tính thời vụ trong du lịch. Trong bài viết này em nghiên cứu về tính thời vụ trong du lịch nội địa của công ty lữ hành Hanoitourist.

    CHƯƠNG I: CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
    KINH DOANH LỮ HÀNH.

    I. Định nghĩa, phân loại kinh doanh lữ hành.
    1, Định nghĩa.
    Kinh doanh lữ hành là việc đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá tŕnh chuyển giao sản phẩm thực hiện giá trị sử dụng hoặc làm gia tăng giá trị của nó để chuyển giao sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích lợi nhuận. kinh doanh lữ hành được thực hiện bởi các doanh nghiệp.
    Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng kư kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Bất cứ doanh nghiệp nào được pháp luật cho phép và có thực hiện kinh doanh lữ hành đều gọi là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
    Luật du lịch Việt Nam đinh nghĩa: Lữ hành là việc xây dưng, bán, tổ chức thực hiện các chương tŕnh du lịch nhằm mục đích sinh lợi.
    2. Phân loại kinh doanh lữ hành.
    Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm có các loại: kinh doanh đại lư lữ hành, kinh doanh du lịch lữ hành, kinh doanh tổng hợp.
    Kinh doanh đại lư lữ hành hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ trung gian tiêu thụ và bán sản phẩm một cách độc lập, riêng lẻ cho các nhà sản xuất du lịch để hưởng hoa hồng theo mức phần trăm của giá bán, không làm gia tăng giá trị sản phẩm trong quá tŕnh chuyển giao từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch. Loại kinh doanh này thực hiện nhiệm vụ như là chuyên gia cho thuê không phải chịu rủi ro.
    Kinh doanh du lịch lữ hành hoạt động như là hoạt động bán buôn, hoạt động sản xuất làm gia tăng giá trị của sản phẩm đơn lẻ của các nhà cung cấp để bán cho khách. Với hoạt động kinh doanh này chủ thể của nó phải gánh chịu rủi ro, san sẻ rủi ro trong quan hệ với các nhà cung cấp khác. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh chương tŕnh du lịch được gọi là các công ty du lịch lữ hành. Cơ sở của hoạt động này là liên kết các sản phẩm mang tính đơn lẻ của các nhà cung cấp độc lập thành sản phẩm mang tinh nguyên chiếc bán với giá gộp cho khách, đồng thời làm gia tăng giá trị của sản phẩm cho người tiêu dùng thông qua sự liên kết tạo ra tính trội trong hệ thống ( 1+1>2) và thông qua sức lao động của các chuyên gia marketing, điều hành, hướng dẫn.
    Kinh doanh lữ hành tổng hợp bao gồm tất cả các kinh doanh du lịch đóng vai tṛ đồng thời vừa sản xuất trực tiếp từng loại dịch vụ vừa liên kết các dịch vụ thành sản phẩm mang tính nguyên chiếc, vừa thực hiện bán buôn, bán lẻ vừa thực hiện chương tŕnh du lich đă bán. Đây là kết quả trong quá tŕnh phát triển và thực hiện liên kết dọc, liên kết ngang của các chủ thể kinh doanh lữ hành trong ngành du lịch. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tổng hợp gọi là công ty du lịch.
    II. Hệ thống sản phẩm trong kinh doanh lữ hành.
    1. Dịch vụ trung gian.
    Các dịch vụ trung gian c̣n gọi là các dịch vụ đơn lẻ. Đây là loại sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành làm trung gian giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các nhà cung cấp sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng. Hầu hết, các sản phẩm này được tiêu thụ một cách đơn lẻ không có sự gắn kết với nhau, thỏa măn độc lập từng nhu cầu của khách. Các dịch vụ lẻ mà các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thực hiện bao gồm:
    - Dịch vụ vận chuyển hàng không.
    - Dịch vụ vận chuyển đường sắt.
    - Dịch vụ vận chuyển tàu thủy.
    - Dịch vụ vận chuyển ôtô.
    - Dịch vụ vận chuyển bằng các phương tiện khác.
    - Dịch vụ tiêu thụ trương tŕnh du lịch.
    - Dịch vụ bảo hiểm.
    - Dịch vụ tư vấn thiết kế lộ tŕnh.
    - Dịch vụ xem biểu diễn nghệ thuật, tham quan, thi đấu thể thao, và các sự kiện khác.
    2. Chương tŕnh du lịch.
    Chương tŕnh du lịch là sản phẩm chủ yếu và đặc trưng nhất của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
    Chương tŕnh du lịch có thể được hiểu là sự liên kết ít nhất một dịch vụ đặc trưng và một dịch vụ khác với thời gian, không gian tiêu dùng và mức giá đă được xác định trước. Đơn vị tính của CTDL là chuyến và được bán trước cho khách du lịch nhằm thoả măn nhu cầu đặc trưng và một nhu cầu nào đó trong chuyến di.
    Một trương tŕnh kinh doanh phải theo yêu cầu sau đây:
    - Nội dung của trương tŕnh du lịch phải phù hợp với nội dung của nhu cầu du lịch thuộc về một thị trường mục tiêu cụ thể.
    - Nội dung của trương tŕnh du lịch phải có tinh khả thi tức là nó phải tương thích với khả đáp ứng của các nhà cung cấp và các yếu tố trong môi trương tŕnh vĩ mô.
    - Chương tŕnh du lịch phải đáp ứng được mục tiêu và tính phù hợp với nguồn lực, khả năng của doanh nghiệp.
    Để đạt được các yêu cầu nói trên, quá t́nh kinh doanh chương trinh du lịch trọn gói gồm năm giai đoạn sau đây:
    - Giai đoạn 1: Thiết kế trương tŕnh.
    - Giai đoạn 2: Xác định giá thành và giá bán của trương tŕnh.
    - Giai đoạn 3: Tổ chức và xúc tiến.
    - Giai đoạn 4: Tổ chức kênh tiêu thụ.
    - Giai đoạn 5: Tổ chức thực hiện.
    [​IMG]
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]GIAI ĐOẠN 5.
    - Thoả thuận.
    - Chuẩn bị thực hiện.
    - Thực hiện.
    - Kết thúc.

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]







    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    Sơ đồ: Quy tŕnh kinh doanh chương tŕnh du lịch trọn gói.

    3. Sản phẩm khác.
    Các loại sản phẩm khác của kinh doanh lữ hành có thể là:
    - Chương trinh du lịch khuyến thưởng là một dạng đặc biệt của trương tŕnh du lịch trọn gói, được tổ chức theo yêu cầu của các tổ chức kinh tế hoặc phi kinh tế.
    - Chương tŕnh du lịch hội thảo, hội nghị.
    - Chương tŕnh du học.
    - Tổ chức các sự kiện văn hoá xă hội kinh tế, thể thao lớn.
    - Các loại sản phẩm và dịch vụ khác theo hướng liên kết dọc nhằm phục vụ khách du lịch trong một chu tŕnh khép kín để có điều kiện, chủ động kiểm soát và bảo đảm được chất lượng của trương tŕnh du lịch trọn gói.

    III. Thị trường khách của kinh doanh lữ hành.
    1.Khái niệm khách du lịch của Việt Nam.
    Trong Pháp lệnh du lịch của Việt nam ban hành năm 1999 có những quy định như sau về khách du lịch:
    - Tại điểm 2, Điều 10, Chương I: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến.
    - Tại Điều 20, Chương IV: Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
     
Đang tải...