Luận Văn Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC










    Trang




    Mở đầu . 1




    Chương 1:Tổng quan về kiểm sóat chất lượng kiểm tóan




    1.1 Lý luận chung về kiểm toán . 4




    1.1.1 Sự cần thiết khách quan của kiểm tóan 4




    1.1.2 Bản chất xã hội của kiểm tóan . 5




    1.2 Chất lượng và kiểm sóat chất lượng kiểm tóan . 6




    1.2.1 Chất lượng kiểm tóan . 6




    1.2.2 Kiểm sóat chất lượng kiểm tóan . 15




    1.2.3 Văn bản pháp lý điều chỉnh kiểm sóat chất lượng kiểm toán 17




    1.3 Các cấp độ kiểm sóat chất lượng kiểm tóan . 19




    1.3.1 Kiểm sóat chất lượng bên trong . 19




    1.3.2 Kiểm sóat chất lượng từ bên ngòai 25




    1.4 Kinh nghiệm kiểm sóat chất lượng tại Pháp và Hoa Kỳ . 26




    1.4.1 Cơ quan thực hiện 26




    1.4.2 Nội dung kiểm sóat chất lượng 27





    Chương 2: Thực trạng kiểm sóat chất lượng họat động kiểm tóan ở VN




    2.1 Quá trình phát triển và Thực trạng họat động kiểm tóan ở Việt Nam . 29




    2.2 Thực trạng kiểm sóat chất lượng kiểm tóan ở các Cty Kiểm Tóan 32




    2.2.1 Nhiệm vụ và yêu cầu Kiểm sóat chất lượng kiểm tóan ở các Cty Kiểm Tóan


    . 32




    2.2.2 Tình hình kiểm sóat chất lượng từ bên ngòai 33




    2.2.3 Tình hình kiểm sóat chất lượng từ bên trongCty kiểm tóan 36




    2.2.4 Nhũng tồn tại trong họat động Kiểm sóat t chất lượng kiểm tóan 40




    2.2.5 Nguyên nhân tồn tại 41




    Chương 3: Phương hướng và giải pháp hòan thiện kiểm sóat chất lượng kiểm tóan Việt


    Nam




    3.1 Quan điểm hòan thiện . . 44




    3.2 Phương hướng hòan thiện 44




    3.2 Giải pháp hòan thiện 46




    3.2.1 Biện pháp đối với các chủ thể có liên quan 46




    3.2.2 Biện pháp cụ thể 47




    Kết luận . 76




    Tài liệu Tham Khảo




    Phụ Lục





    MỞ ĐẦU






    1. Sự cần thiết của đề tài:






    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển, ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Nhận thức và vai trò, vị thế của kiểm toán độc lập ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, hoạt động kiểm toán độc lập đã góp phần tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy đầu tư, đặc biệt đầu tư từ nước ngoài., kiểm toán độc lập phát triển nhanh, mạnh cả về lượng và chất., đã hình thành đội ngũ kiểm toán viên hành nghề với chất lượng ngày càng nâng cao, với tư cách là hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, kiểm toán độc lập đã góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường dịch vụ tài chính, tiền tệ mở cửa và hội nhập.






    Trong tiến trình đổi mới kinh tế của đất nước, cần có nhiều giải pháp để tiếp tục phát triển nhanh và vững chắc hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Theo chiến lược phát triển Kiểm Tóan Độc Lập giai đoạn 2006-2010 đặt ra mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, được quốc tế thừa nhận và phù hợp với tiến trình mở cửa, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Muốn vậy, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam và thông lệ quốc tế, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, phổ cập đến từng đơn vị. Tăng cường quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán đồng thời phát triển mạnh mẽ các tổ chức nghề nghiệp, mở rộng quan hệ quốc tế, từng bước thừa nhận lẫn nhau chứng chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ tại chỗ và cung cấp qua biên giới về dịch vụ kế toán và kiểm toán.









    Một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng để phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán là chất lượng dịch vụ, Chất lượng và kiểm soát chất lượng hoạt động – vấn đề sống còn của hoạt động kiểm toán .
    Ở Việt Nam, kinh nghiệm hành nghề, năng lực quản lý của nhiều doanh nghiệp kiểm toán còn hạn chế. Năm 2003 đã ban hành chuẩn mực về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, nhưng hệ thống chế tài đánh giá chất lượng kiểm toán và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện còn chưa được hoàn thiện. Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách việc đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. Các tổ chức nghề nghiệp đã hình thành nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Hoạt động của Hiệp hội kế toán và kiểm toán mới dừng lại ở việc nâng cao năng lực chuyên môn, chưa đưa ra các giải pháp kiểm soát về đạo đức nghề nghiệp đối với những người hành nghề kế toán, kiểm toán. Do đó dịch vụ kiểm toán chưa được thẩm định một cách độc lập từ bên ngoài nên các khách hàng kiểm toán cũng thiếu cơ sở để lựa chọn đúng công ty kiểm toán mà họ mong muốn.
    Với các lý do nêu trên, việc nghiên cứu lý luận kết hợp với tiếp cận thực tiển để đưa ra “Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam” là một vấn đề bức xúc hiện nay, nhằm góp phần phát triển và hoàn thiện họat động kiểm tóan nước ta trong tiến trình đổi mới kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:


    Đề tài nghiên cứu các biện pháp kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập, chủ yếu là dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện. Đề tài không nghiên cứu các loại hình kiểm toán khác như kiểm toán nội bộ và kiểm toán Nhà nước.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong vấn đề kiểm soát chất lượng dịch vụ



    kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập .


    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:


    Là một đề tài nghiên cứu để ứng dụng vào một lĩnh vực cụ thể , mục đích chính của đề tài là:
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng và kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập.
    - Tìm hiểu thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam.


    - Đề xuất biện pháp nâng cao kiểm soát chất lượng phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam.
    4. Nội dung đề tài:


    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 3 chương:


    Chương 1 : Tổng quan về kiểm soát chất lượng hoạt động của kiểm toán độc



    lập.







    Chương 2 : Thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở



    Việt Nam.


    Chương 3 : Phương hướng và biện pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
     
Đang tải...