Luận Văn Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:


    Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển. Cùng với sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, vấn đề trích lập và hạch toán dự phòng ngày càng hoàn thiện. Sau quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày
    1/11/1995 của Bộ Tài chính ban hành hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp, lần lượt các thông tư 64 TC/TCDN 15/9/1997, 107/ 2001/TT- BTC cũng được ban hành nhằm hướng dẫn việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dài hạn, dự phòng nợ khó đòi và gần đây nhất Bộ Tài Chính vừa ban hành thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng, trong đó có bổ sung thêm về dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá và công trình xây lắp. Tuy nhiên, so với Chuẩn mực quốc tế về kế toán cũng như qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, các quy định và hướng dẫn liên quan đến việc trích lập và hạch toán dự phòng trong kế toán của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc hoàn thiện hạch toán dự phòng trong kế toán Việt Nam là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay nhằm giúp cho Việt Nam sớm hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hệ thống kế toán Việt Nam được quốc tế thừa nhận, báo cáo tài chính trình bày trung thực và hợp lý.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:


    Qua phân tích những nội dung chuẩn mực quốc tế về kế toán có liên quan đến vấn đề trích lập dự phòng trong kế toán cùng với việc tham khảo những kinh nghiệm về phương pháp trích lập dự phòng của các nước, đối chiếu với những









    thực trạng ở Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện về việc trích lập và hạch toán dự phòng trong kế toán Việt Nam.
    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:


    Chỉ tập trung vào kế toán các doanh nghiệp, không tập trung vào kế toán thuộc lĩnh vực hành chánh sự nghiệp. Luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu các phương pháp trích lập và hạch toán dự phòng về giảm giá tài sản và dự phòng nợ phải trả.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


    Phương pháp sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài là phương pháp biện chứng duy vật, bên cạnh đó còn sử dụng một số phương pháp khác như:
    - Phương pháp phân tích định lượng,


    - Phương pháp so sánh và đối chiếu,


    - Phương pháp phân tích và tổng hợp v.v


    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:


    Những đóng góp của luận văn bao gồm:


    - Hệ thống hoá những nội dung của các chuẩn mực quốc tế về kế toán liên quan đến dự phòng trong kế toán, phân tích các phương pháp trích lập hạch toán dự phòng từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới nhằm đưa ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    - Hệ thống hoá quá trình đổi mới của hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và phương pháp trích lập và hạch toán dự phòng trong kế toán nói riêng. Từ đó phân tích những ưu và nhược điểm của các quy định hiện hành.
    - Từ việc phân tích thực trạng, tiến hành đề ra các giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam.









    CHƯƠNG 1


    TỔNG QUAN VỀ DỰ PHÒNG VÀ KẾ TOÁN DỰ PHÒNG


    1.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ PHÒNG TRONG KẾ TOÁN:


    1.1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ DỰ PHÒNG:


    Theo Ủy ban thuật ngữ của Hội đồng quốc gia về kế toán của Pháp, dự phòng được định nghĩa như sau: “Dự phòng là việc xác nhận về phương diện kế toán, sự giảm giá trị của một tài sản hay sự gia tăng công nợ, xác thực về bản chất nhưng mang tính ước tính về mặt giá trị. Việc thiết lập dự phòng thường dựa trên bằng chứng xác thực xảy ra xung quanh thời điểm khoá sổ kế toán.
    Như vậy có thể nói , đặc điểm chủ yếu của dự phòng là một ước tính của kế toán, nó vừa mang tính chất dự đoán, vừa mang tính chất tạm thời.
    Việc lập dự phòng là do nguyên tắc thận trọng trong kế toán, khi có những vấn đề chưa rõ ràng, cần phải xét đoán thận trọng để không làm cho tài sản và thu nhập bị thổi phồng, cũng như nợ phải trả và chi phí bị giấu bớt.
    1.1.2. CÁC LOẠI DỰ PHÒNG TRONG KẾ TOÁN:


    Nhằm cung cấp hình ảnh trung thực về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh, tuân thủ nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc phù hợp, vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính, kế toán thường lập các loại dự phòng: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, dự phòng nợ khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải trả.
    1.1.2.1. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dài hạn:


    Loại dự phòng này nhằm phản ánh một bộ phận giá trị dự tính bị giảm giá của các chứng khoán đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Lập dự phòng nhằm ghi









    KẾT LUẬN


    Ngày nay, kế toán là nguồn cung cấp thông tin kinh tế, tài chính quan trọng không chỉ cho người quản lý mà còn cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin để có thể ra quyết định thích hợp. Muốn vậy, hệ thống kế toán của các nước nói chung và hệ thống kế toán Việt Nam nói riêng phải không ngừng hoàn thiện và phát triển.
    Mặt khác, việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi hệ thống kế toán Việt Nam, cũng như mọi hoạt động khác phải phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Mặc dù, các chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng trên nền tảng chuẩn mực quốc tế về kế toán, tuy vậy vẫn còn nhiều nội dung chưa phù hợp với thông lệ chung. Kế toán dự phòng dù đã có nhiều thay đổi so với quy định trước đây, nhưng một số nội dung vẫn còn nhiều điều bất cập cũng như chưa được hướng dẫn chi tiết. Vì vậy, để phù hợp thông lệ kế toán quốc tế, hệ thống kế toán Việt Nam cần có một số sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Để hoàn thiện, ngoài việc kế thừa hế thống kế toán quốc tế mà còn phải học tập kinh nghiệm từ các nước có trình độ kế toán phát triển lâu đời. Từ đó, chọn lọc và vận dụng sao cho vừa phù hợp với thông lệ chung của thế giới vừa thích nghi với đặc điểm kinh tế, văn hoá xã hội của nươc ta. Đây là việc làm đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và thời gian không những từ phía nhà Nước mà còn cả đối với Hội nghề nghiệp và những người làm công tác kế toán.
    Những nội dung của Luận văn hy vọng đóng góp phần nào vào quá trình hoàn thiện đó.
     
Đang tải...