Luận Văn Phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của qúa trình giao lưu văn hóa nghệ thuật biểu diễn ở

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    * Bối cảnh thế giới:
    Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI- một thế kỷ đã, đang và sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ đã có những bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức đóng vai trò ngày càng nổi bật trong qúa trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan của thời đại, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thế giới. Toàn cầu hóa xét về bản chất là qúa trình tăng lên mạnh mẽ những liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau, hiểu biết nhau, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể đứng biệt lập mà tồn tại và phát triển được.
    Quá trình toàn cầu hóa và xu hướng liên kết kinh tế dẫn đến sự ra đời của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) .Các tổ chức này có vai trò tăng lên trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực. Đồng thời giúp cho các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau hơn.
    Thông qua toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã và đang tác động tới tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Người ta bắt đầu bàn đến một chính phủ điện tử, một xa lộ thông tin, những hình thức đào tạo từ xa Tất cả các hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần của con người đều bị chi phối mạnh bởi sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật hiện đại, văn hóa nghệ thuật cũng không đứng ngoài những tác động đó. Trong cuốn sách: Dự báo thế kỷ XXI, các nhà bác học đã đưa ra nhiều dự đoán về sự thay đổi trên phạm vi toàn thế giới về kinh tế, chính trị, xã hội và cả sáng tạo văn hóa nghệ thuật. Có một số loại hình văn hóa nghệ thuật sẽ phát triển trong tương lai như:
    -Xu thế “Văn học điện tử”. Các nhà tương lai học quan niệm văn học điện tử là: Tất cả các tác phẩm văn học đều được lưu trong kho sách điện tử. Có mạng kết nối giữa sách điện tử tại nhà với kho sách. Bạn đọc muốn đọc sách nào thì chỉ cần click chuột, lựa chọn tên sách, ngôn ngữ muốn đọc và sẽ đọc cho bạn nghe cùng với việc biểu thị những hình ảnh sống động trên màn hình. Như vậy, ngôn ngữ sẽ không còn là hàng rào cản trở người đọc tiếp cận với các tác phẩm văn học trên toàn thế giới.
    -Xu thế âm nhạc thế kỷ XXI: Nếu như sáng tác “văn học điện tử” bằng máy vi tính khiến nhiều người e ngại và phản đối vì sợ mài mòn tinh thần độc lập sáng tạo của con người thì sáng tác âm nhạc bằng máy vi tính lại được nhiều người tán thưởng bởi tính ưu trội của nó. Sáng tác nhạc bằng vi tính có thể giúp người sáng tác bất cứ lúc nào và giúp nhà saùng tác phát hiện nhanh sự điều tiết và điều chỉnh cần thiết. Âm nhạc điện tử không phải nay mới xuất hiện mà nó xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX, bắt đầu ở Hoa Kỳ, Anh, Pháp, sau đó lan rộng đến toàn thế giới. Ngày nay, khắp châu Âu, châu Á, châu Mỹ đều có sa-lông âm nhạc điện tử, có những sáng tác âm nhạc bằng máy vi tính gia đình và vận hành âm nhạc. Lợi dụng đặc điểm của âm nhạc điện tử là trường âm thanh tự do khá lớn, người ta có thể mô phỏng và rút ra tất cả các âm thanh vốn có của các nhạc cụ tự nhiên, đồng thời có thể tạo lập ra các âm siêu tự nhiên.
    - Xu thế điện ảnh thế kỷ XXI: Thế kỷ XXI Hollywood vẫn được xem là kinh đô của của điện ảnh thế giới. Sự huy hoàng mà Hollywood đạt được suy cho cùng là dựa vào vai trò của kỹ thuật. Từ điện ảnh câm đến điện ảnh có tiếng, từ hình hiện trên mặt phẳng đến hình ảnh lập thể, những bộ phim ăn khách như: Người dơi, Siêu nhân, Bí mật ngôi mộ cổ đều sử dụng những kỹ thuật hiện đại, làm cho người ta thưởng thức tận mắt những“hành lang ánh sáng”, không gian vũ trụ .Có được những hình ảnh sống động đó là nhờ keát qủa của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thông tin trên toàn thế giới. Sự phát triển của máy vi tính tác động đến việc lập trình hình ảnh và âm thanh cho nên các nhà nghiên cứu ở ba lĩnh vực vốn riêng biệt là điện tử, truyền hình và máy vi tính bắt tay nhau sáng tạo ra một thế giới mới của văn hóa nghệ thuật. Rồi đây, người ta có thể vừa xem một bộ phim vừa tiếp xúc trực tiếp với đạo diễn, diễn viên của bộ phim đó, thỏa mãn trí tò mò của khán giả. Với kỹ thuật số, người ta có thể tách hình ảnh và âm thanh, làm nổi hoặc chìm âm thanh để có thể thưởng thức theo ý muốn riêng của mình.
    Như vậy, giữa khoa học công nghệ với sáng tạo và thưởng thức văn hóa nghệ thuật đã có sự kết hợp ngoạn mục đem đến những nhân tố mới trong giao lưu văn hóa nghệ thuật. Ngoài các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, độc đáo, công nghệ sáng tạo và biểu diễn văn hóa nghệ thuaät hiện đại cũng trở thành một đối tượng trung tâm của quá trình trao đổi, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Trong bối cảnh đó sẽ xuất hiện ba thái độ ứng xử khác nhau: Nhiệt liệt hoan nghênh kỹ thuật hiện đại, hăm hở bước vào quá trình toàn cầu hóa; hoặc từ chối kỹ thuật mới, tẩy chay những giá trị ngoại lai và tìm cách quay về với những giá trị truyền thống; hoặc tiếp nhận có chọn lọc những giá trị văn hóa ngoại sinh trên nền tảng các giá trị truyền thống.
    Lựa chọn theo thái độ nào đây? Cần phải có một định hướng rõ ràng, kịp thời và cụ thể. Nếu lựa chọn theo thái độ một và hai đều không ổn, vì theo cách một sẽ dẫn đến “vong bản”, theo cách hai sẽ dẫn đến tình trạng khép kín, tự cô lập mình. Theo cách thứ ba được xem là tích cực hơn cả vì một mặt nó vẫn xem trọng khả năng bảo tồn những di sản, những giá trị văn hóa truyền thống, mặt khác nó có những ứng xử hợp lý để có thể thích ứng với những xu thế thời đại.
    Ngoài những hình thức trao đổi, giao lưu văn hóa theo con đường nhà nước và phi nhà nước hiện tồn, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học đã đem đến những hình thức giao lưu văn hóa mới: trao đổi văn hóa thông qua mạng Internet, Internet trở thành phương tiện truyền bá văn hóa đắc lực và hữu hiệu. Với số lượng người tham gia kết nối, truy cập Internet ngày càng không ngừng gia tăng như hiện nay, công nghệ tin học trở thành một đầu mối trao truyền văn hóa nghệ thuật quan trọng.
    * Bối cảnh trong nước và Thành phố Hồ Chí Minh:
    Kể từ sau Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam, đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã thu được nhiều kết quả khả quan. Chỉ tính riêng trong năm năm (từ 1996-2000), tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm 7%. Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu cụ thể đều đạt được hoặc vượt kế hoạch đề ra. Văn hóa, xã hội cũng có những tiến bộ, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình chính trị - xã hội cơ baûn ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường. Điều đặc biệt là quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt được nhiều kết qủa tốt. Nước ta đã tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước XHCN, các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống; tham gia tích cực các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (APEC); tăng cường quan hệ với các nước phát triển và nhiều nước, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế khác; có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
    Các văn kiện, đường lối và quyết sách của Đảng mấy năm gần đây đã nhất quán đưa ra các chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, tích cực chủ động tham gia hội nhập quốc tế. Vì thế, các cấp, các ngành đã có cơ sở quan trọng để đề ra những phương hướng phát triển thích hợp. Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2010 sẽ trở thành thành phố XHCN văn minh hiện đại, có vị trí quan trọng trong hệ thống các thành phố ở khu vực Đông Nam Á và là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội - khoa học kỹ thuật lớn tiêu biểu của khu vực phía Nam và cả nước. Phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật cả về chất lượng lẫn quy mô. Nâng cao rõ nét chất lượng và hiệu quả của các hoạt động, các tác phẩm, sản phẩm, công trình văn hóa nghệ thuật, thông tin, tạo ra cho bằng được những sản phẩm “đỉnh cao” trên các lĩnh vực xứng đáng với tầm cỡ và tiềm năng của Thành phố. Đồng thời, đầu tư thích đáng để tạo ra sự chuyển biến rõ rệt ở những lĩnh vực đã được xác định là“mũi nhọn”như: sân khấu, âm nhạc dân tộc và ca nhạc trẻ. Tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, nhất là ở các nước trong khối ASEAN, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, chống sự xâm nhập của văn hóa phản động đồi truỵ và những khuynh hướng xa lạ, không phù hợp với văn hóa truyền thống văn hóa dân tộc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...