Luận Văn Phương hướng và giải pháp đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong những năm vừa qua, ngành dệt may nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ không ngừng: nhiều năm liền đứng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo thêm việc làm cho hàng trăn ngàn lao động, chất lượng các sản phẩm dệt may Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc như vậy là nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, sự nỗ lực của nhiều cấp, nhiều ngành trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.


    LỜI NÓI ĐẦU

    Ngày nay trước xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại thì các nước đang phát triển trong quá trình thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, luôn gặp phải những khó khăn lớn về vốn, công nghệ, kỹ thuật . và Việt Nam cũng là một trong những nước đang phát triển đó. Do đó để thực hiện mục tiêu của mình, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định “Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu”.

    Để thực hiện được chiến lược phát triển này chúng ta phải phát triển nhanh, mạnh, vững chắc các ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến, có khả năng cạnh tranh cao, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp sử dụng ít vốn, thu hút nhiều lao động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài thu hút các nguồn lực bên ngoài, tích cực chủ động, mở rộng thâm nhập thị trường quốc tế.

    Với ngành dệt may Việt Nam là một ngành hàng truyền thống, lâu đời ở Việt Nam và là một ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, thu hút nhiều lao động và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước.

    Trong những năm vừa qua, ngành dệt may nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ không ngừng: nhiều năm liền đứng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo thêm việc làm cho hàng trăn ngàn lao động, chất lượng các sản phẩm dệt may Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc như vậy là nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, sự nỗ lực của nhiều cấp, nhiều ngành trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

    Bên cạnh đó Mỹ và EU là hai thị trường rộng lớn, có vai trò quan trọng trong Thương mại quốc tế, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, là thị trường có nhiều tiềm năng cần khai thác. Vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU là vấn đề cần thiết và lâu dài trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu này trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập vì thế mà hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Để góp phần tháo gỡ những khó khăn này.

    Đề tài : “PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU” đã được chọn làm đề tài nghiên cứu.

    * Mục đích nghiên cứu của đề tài: Là thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU. Nghiên cứu một cách có hệ thống thị trường Mỹ và EU trên cơ sở đó đưa ra một bức tranh tương đối toàn diện về tình hình hai thị trường này nhằm giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đưa ra những quyết định đúng đắn khi tiến hành xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU.

    * Đối tượng nghiên cứu: Là hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.

    Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ và EU.

    * Nội dung nghiên cứu:

    · Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ và EU.

    · Đưa ra các giải pháp đối với doanh nghiệp và kiến nghị đối với nhà nước.

    · Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh .

    Kết cấu đề tài gồm 3 chương:

    - Chương I: Lí luận chung về hoạt động xuất khẩu.

    - Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU.

    - Chương III: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU.


    Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên bài thu hoạch thực tập này có thể còn nhiều những thiếu sót và nhược điểm. Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của Thầy Cô để em có thể hoàn thiện hơn.
     
Đang tải...