Chuyên Đề Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam.

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam.

    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong bất cứ thời đại nào, xét về nguyên tắc sự tăng trưởng, phát triển kinh tế bao giờ cũng được quyết định bởi nhân tố con người nói chung và lực lượng lao động nói riêng, bởi tăng trưởng và phát triển kinh tế tuỳ thuộc trước hết vào năng lực, trí tuệ và ngành nghề của người lao động. Khi chúng ta đi vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá thì nhân tố con người lại càng có vai trò then chốt, quan trọng hơn các nhân tố khác.

    Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đó là một tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội, đó là một thế mạnh. Tuy nhiên, nguồn lao động vẫn chưa được sử dụng đầy đủ và có hiệu quả, cơ cấu lao động không hợp lý, chất lượng nguồn lao động cũng như năng suất lao động xã hội còn thấp, tỷ lệ lao động không có việc làm và thiếu việc làm còn khá cao.

    Trong những năm gần đây lực lượng lao động Việt Nam tăng nhanh, với mức cung về số lượng lao động lớn nhưng về cơ cấu lao động thì lại không hợp lý và chất lượng lao động lại thấp, dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động, thừa lao động phổ thông, nhưng thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nhìn chung trình độ văn hoá của lao động nước ta tương đối cao nhưng đại bộ phận là không được qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Đến năm 2000 số người từ 15 tuổi trở lên không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 80%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chiếm 20% lực lượng lao động cả nước (TS. Lê Duy Đồng - Thị trường lao động số 1 năm 2001).

    Cơ cấu lao động bất hợp lý, vấn đề đặt ra trong thời kỳ hiện nay ở Viêt Nam là phải chuyển dịch cơ cấu lao động giữa cả ba khu vực là: công nghiệp, nông nghiệp, và dịch vụ, để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

    Với mục tiêu quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu lao động nên tôi đã cân nhắc và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” để góp phần đưa ra một cơ cấu lao động một cách hợp lý hơn góp phần phát triển đất nước.

    Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là dựa trên thực tế đất nước những năm qua cũng như kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới để tìm ra giải pháp thích hợp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.

    Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo điều kiện, là tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho nền kinh tế đi lên, ngược lại cơ cấu kinh tế không hợp lý sẽ kìm hãm sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động được phân theo nhiều loại: cơ cấu thành phần, cơ cấu lao động theo ngành nghề, cơ cấu theo trình độ chuyên môn, cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ

    Với quy mô vừa của một chuyên đề thực tập, chuyên đề chỉ đi vào nghiên cứu một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam

    Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần chính như sau:
    Chương I: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu lao động.
    Chương II: Thực trạng cơ cấu lao động ở Việt Nam.
    Chương III: Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam.

    IV. KẾT LUẬN

    Chuyển dịch cơ cấu lao động là một vấn đề lớn có liên quan đến nhiều vấn đề lý luận chung về kinh tế, xã hội chuyển dịch cơ cấu lao động có vai trò lớn làm cơ sở cho tăng trưởng kinh tế. Song do trình độ phát triển nền kinh tế nước ta còn thấp, chưa thoát khỏi ngưỡng của một nước nghèo lại phải chịu thêm một áp lực là mức tăng tự nhiên của nguồn lao động nhanh nên dẫn đến cơ cấu lao động nước ta hiện nay rất lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, so với yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, số người qua đào tạo là 20% vào năm 2000. Số người không có việc làm và thiếu việc làm lớn chiếm 6,5% dân số, đang là vấn đề nổi cộm đối với nền kinh tế và được xã hội quan tâm. Chính vì vậy mà Nhà nước cần có chính sách hợp lý hơn để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và các lĩnh vực có liên quan để làm cho cơ cấu lao động hợp lý hơn để đến năm 2010 đưa nước ta có một cơ cấu lao động hợp lý như đã đề ra là:
    Về số lao động làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng: 11280 ngàn người chiếm 24%.
     
Đang tải...