Luận Văn Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh thanh hoá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh thanh hoá trongthời kỳ 2003 đến 2010

    CHƯƠNG I
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
    1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế
    1.1. Cơ cấu kinh tế
    Trong các tài liệu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm cơ cấu kinh tế. Các cách tiếp cận này thường bắt đầu từ khái niệm "cơ cấu". Là một phạm trù triết học, khái niệm cơ cấu được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ của các bộ phận hợp thành của một hệ thống. Cơ cấu được hiểu như là tập hợp các mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Cơ cấu là thuộc tính của hệ thống, do đó khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.
    Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể hiểu: cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có những mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định. Cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu giữa các lĩnh vực sản xuất, trao đổi tiêu dùng; giữa các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, thương mại . Mỗi vùng, mỗi ngành lại có cơ cấu kinh tế riêng của mình tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế xã hội cụ thể.
    Một cách tiếp cận khác thì cho rằng:cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, cả về số lượng và chất lượng phù hợp với các mục tiêu được xác định của nền kinh tế.
    Trong cơ cấu kinh tế có sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Theo Mác, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất. Vì vậy có thể hiêủ: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đỗi ổn định của các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
    Từ việc tiếp cận cơ cấu kinh tế theo cách trên, có thể thấy cơ cấu kinh tế có những đặc trưng sau:
    - Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, luôn luôn phản ánh và chịu sự tác động của các quy luật khách quan. Vai trò của các yếu tố chủ quan là thông qua nhận thức ngày càng sâu sắc những quy luật đó phân tích đánh giá những xu hướng phát triển khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau để tìm ra phương án thay đổi cơ cấu cho phù hợp với những điều kiện cụ thể của đất nước, cũng như của từng địa phương, từng vùng, từng ngành trong quá trình phát triển kinh tế. Đối với một quốc gia hay một ngành, một địa phương cơ cấu kinh tế được nhận thức và phản ánh dưỡi chiến lược phát triển kinh tế xã hội, ở các chương trình dự án, kế hoạch phát triển của nhà nước, của ngành hay của địa phương.
    - Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử xã hội, thực tế cho thấy nền kinh tế chỉ phát triển được khi đã xác định được một mối quan hệ cân đối giưã các bộ phận của quá trình tái sản xuất xã hội và phân công lao động xã hội. Cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với sự biến đổi không ngừng của bản thân các yếu tố, các bộ phận trong nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng khì nào giải quyết tốt mới diễn ra trôi chảy và đạt hiệu quả cao.

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU
    CHƯƠNG I 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1

    I. Một số vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1
    1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế 1
    1.1. Cơ cấu kinh tế 1
    1.2. Cơ cấu ngành kinh tế 3
    2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 4
    2.1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 4
    2.2. Các lý thuyết chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 5
    2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 8
    2.4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 10
    2.5. Các chỉ tiêu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 13
    II.Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. 14
    1. Những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 14
    1.1. Điều kiện tự nhiên. 14
    1.2. Kinh tế xã hội 18
    1.3. Tiềm năng và hạn chế 20
    2. Thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hoá đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 21
    III. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số địa phương. 22
    1. Tỉnh Nghệ An. 22
    2. Tỉnh Hà Nam 23
    CHƯƠNG II 25
    THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦATỈNH THANH HOÁ TRONG THỜI KỲ 1996 ĐẾN 2002 25

    I.Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá. 25
    1. Tăng trưởng kinh tế. 25
    2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 25
    3. Đầu tư phát triển. 26
    4. Hoạt động xuất nhập khẩu. 26
    5. Thu chi ngân sách. 27
    6. Đời sống kinh tế và xã hội 27
    II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hoá từ năm 1996 đến năm 2002. 28
    1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung. 28
    1.1. Cơ cấu ngành kinh tế theo GDP. 28
    1.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành. 30
    1.3. Cơ cấu lao động theo ngành 33
    2. Thực trạng chuyển dịch nội bộ của các ngành: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. 35
    2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. 35
    2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. 42
    2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ 46
    3. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến phát triển kinh tế xã hội. 49
    4. Những chính sách và biện pháp đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. 50
    III. Những kết luận được rút ra từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. 51
    1. Những kết quả đạt được 51
    2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân 53
    2.1. Những tồn tại, yếu kém. 53
    2.2. Nguyên nhân
    3. Bài học kinh nghiệm. 57
    CHƯƠNG III 60
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH THANH HOÁ TRONGTHỜI KỲ 2003 ĐẾN 2010. 60
    I. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Thanh Hoá giai đoạn 2003-2010. 60
    1. Ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế, trong nước và thị trường tới sự phát triển của tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2003-2010. 60
    1.1. Bối cảnh quốc tế khu vực và thị trường nước ngoài. 60
    1.2. Bối cảnh và thị trường trong nước. 61
    2. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 63
    3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. 66
    3.1. Phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 66
    3.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 70
    4. Mục tiêu phát triển của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnhThanh Hóa. 72
    II.Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thanh Hoá. 74
    1. Thực hiện công tác quy hoạch. 75
    1.1. Quy hoạch không gian nông nghiệp. 75
    1.2. Quy hoạch không gian công nghiệp. 76
    1.3. Quy hoạch không gian thương mại dịch vụ khác. 78
    2. Vốn đầu tư 80
    2.1. Trong khâu tạo vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bao gồm có hai nguồn chính: 80
    2.2. Trong khâu sử dụng vốn: 81
    2.3. Tăng cường quản lý, 82
    3. Chuyển dịch cơ cấu lao động. 82
    3.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 83
    3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 84
    4. Ứng dụng khoa học công nghệ. 85
    5. Cơ chế chính sách. 87
    5.1. Hoàn thiện chính sách tài chính tiền tệ 87
    5.2. Chính sách phát triển thị trường. 89
    5.3. Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích dân doanh, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 90
    6. Giải pháp tổ chức thực hiện. 91
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...