Luận Văn Phương hướng và giải pháp chủ yếu huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế h

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT Ở HUYỆN THANH TRÌ
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT Ở HUYỆN THANH TRÌ
    I. Phương hướng chung về huy động vốn và sản xuất vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì.
    1. phương hướng chung của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
    Để thực hiện hướng đầu tư và chính sách tín dụng ngân hàng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thông do Chính phủ đề ra, đồng thời căn cứ định hướng của Thống đốc Ngân hàng nông nghiệp, NHNo & PTNT Việt Nam đưa ra định hướng: Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cường quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm để thực hiện tốt vai trò chr lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng kinh doanh, giảm tối thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng hoá và hiện đại hoá các hoạt động dịch vụ ngân hàng.
    Đồng thời NHNo & PTNT Việt Nam cho vay các đối tượng chủ yếu sau:
    - Ưu tiên cho cây trồng, vật nuôi theo hướng sản phẩm hàng hoá, vùng chuyên canh tập trung. Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống cho vay theo hướng tập trung có thị trường ổn định trong và ngoài nước.
    - Ưu tiên những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vùng sinh thái môi trường đặc sản trong đó đồng bằng sông Hồng là lương thực, rau quả, chăn nuôi lợn, gà, trâu bò .
    - Hộ sản xuất là khách hàng chủ yếu, khuyến khích phát triển loại hình kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác.
    2. phương hướng phát triển kinh tế huyện Thanh Trì.
    Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Trì trong giai đoạn từ năm 2001 - 2005, chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - thương mại - dịch vụ. Trong nông nghiệp tăng tỷ trọng chăn nuôi.
    Phương án đề ra là tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện bình quân mỗi năm là 11%. Trong đó:
    - nông nghiệp tăng 5,5%.
    - Công nghiệp tăng 15,5%.
    - thương mại - dịch vụ tăng 17,5%.
    Cơ cấu nông nghiệp là 41%, công nghiệp 40%, thương mại - dịch vụ là 19%.
    Trong đó đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu sau (phấn đấu năm 2005).
    Sản lượng lương thực quy thóc: 27.000 tấn.
    Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi: 42.000 con.
    Tổng đãn trâu bò: 2.000 con
    Đàn gia cầm: 250.000 con
    Sản lượng cá: 4.000 tấn
    Sản lượng rau: 40.000 tấn
    Mở rộng diện tích trồng rau sạch lên: 50 ha.
    Tăng diện tích cây ăn quả: 50 ha.
    - Tiếp tục chuyển 250 ha chân ruộng trũng sang 1 vụ lúa 1 vụ cá.
    Xây dựng mô hình vườn cây ăn quả.
    Định hướng cụ thể là:
    phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đồng thời tiến hành đồng bộ các yếu tố cơ bản sau:
    Vật liệu sản xuất nông nghiệp: Thông qua thành tựu và tác động của công nghệ sinh học, hoá học tạo ra giống mới có năng suất, xã xhaats lượng cao.
    Đổi mới động lực, công cụ sản xuất nông nghiệp: tập trung chủ yếu vào những ngành và công đoạn có nhu cầu cấp thiết mà lao động thủ công làm không có hiệu quả như bơm nước bảo vệ thực vật, làm đất, chế biến, bảo quản, vận chuyển. Trước hết vào những vùng nông nghiệp tập trung, thâm canh sản xuất nhiều nông sản cho nhu cầu xuất khẩu.
    phát triển mạnh mẽ các ngành nghề nông nghiệp nông thôn - công nghiệp nông thôn được xác định bắt đầu bằng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành và tồn tại trong làng xã chuyên làm nông nghiệp với vị trí là nghề phụ trong các làng nghề truyền thống. Khuyến khích các thành phần mở ra nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng.
    Cải tạo, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu.
    3. phương hướng hoạt động cho vay hộ sản xuất ở NHNo & PTNT huyện Thanh Trì.
    Hộ sản xuất là khách lâu đời, lau dài của ngân hàng. cho vay hộ sản xuất lực thực hiện chiến lược phát triển kinh tế về nông nghiệp và cũng là phát triển hệ thống ngân hàng nông nghiệp nói chung NHNo & PTNT Thanh Trì nói riêng.
    * Thứ nhất: Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, ngân hàng chủ động kịp thời nắm bắt nhu cầu đầu tư, dự án đầu tư, đối tượng đầu tư ở từng vùng, từng xã để thực hiện đầu tư có trọng điểm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
    Mục tiêu phấn đấu huy động vốn 250 tỷ .
    Dư nợ 150 tỷ trong đó hộ sản xuất 65 tỷ
    Tỷ lệ cho vay trung - dài hạn: 18 - 20%/tổng DN
    * Thứ hai: Gắn tín dụng với đầu tư phát triển nông thôn thông qua quốc tế liên kết các thành phần kinh tế. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyển đổi cơ cáu cây trồng, vật nuôi, khép kín đầu tư từ sản xuất đế chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Cụ thể là:
    Tập trung vốn tín dụng cho sản xuất, mua giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao; xây dựng các công trình thuỷ lợi nội đồng; mua phân bón, hoá chất, thiết bị công tác.
    Tiếp tục đầu tư vốn vay phát triển chăn nuôi theo chương trình dự án nân cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
    Đầu tư khôi phục hiệu quả các ngành nghề truyền thống, mạnh dạn phát triển những ngành nghề mới nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.

     
Đang tải...