Luận Văn Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

    Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

    3.1. Phương hướng phát triển của Mỏ than Mạo Khê trong năm tới.
    Trong những năm qua ngành than Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc "Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước". Căn cứ vào văn bản số 2024 CV/KHZ ngày 04 tháng 8 năm 1999 về việc lập kế hoạch kỹ thuật năm 2000 và văn bản số 2366/CV-KH ngày 08 tháng 9 năm 1999 về việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2000 của Tổng công ty than Việt Nam. Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 9 tháng và cả năm 1999. Sau khi cân đối các nguồn lực về lao động, tài nguyên, tiền vốn và trang bị kỹ thuật hiện có. Mỏ than Mạo Khê trình Tổng công ty than Việt Nam dự án kinh tế xã hội năm 2000 với nội dung sau.
    3.1.1. Hoạt động kinh doanh
    Thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch của Tổng công ty giao cho, phấn đấu đạt sản lượng than nguyên khai là 600.000 tấn, than sạch 529.000 tấn tăng lên so với năm 1999 là 1,3 lần. Chỉ tiêu tiêu thụ than đề ra trong năm nay là 560.000 tấn, với doanh thu tiêu thụ than là khoảng 124697 triệu đồng. Và tổng doanh thu là khoảng 137280 triệu đồng bao gồm (doanh thu tiêu thụ, doanh thu xây dựng cơ bản, doanh thu sản xuất khác). Công ty tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt những quy định của nhà nước đề ra về an toàn trong sản xuất khai thác than cho người lao động, tiếp tục tìm kiếm việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội. Ngoài ra còn đảm bảo tốt và ổn định đời sống người lao động, cố gắng trong năm tới sẽ khắc phục được tình trạng trì trệ của hai năm qua để nâng cao mức thu nhập cho người công nhân: Tích cực thu hồi vốn nhanh giảm bớt khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

    3.1.2. Công tác mở rộng thị trường tiêu thụ.
    Mỏ than Mạo Khê nhanh chóng đổi mới lĩnh vực tổ chức quản lý điều hành sản xuất cho phù hợp với quy định của Tổng công ty . Mở rộng quy mô phạm vi kinh doanh trong nước, tìm kiếm các đầu ra, thông qua tổng công ty để chắp nối các bạn hàng nước ngoài. Trước đây cũng như các bạn hàng mới. Công tác tiếp cận thị trường này ngoài việc tìm ra đối tác kinh doanh, mà có thể thu hút được vốn đầu tư cho công cuộc sản xuất kinh doanh.
    Tiếp tục đầu tư máy móc kỹ thuật mới, nâng cao năng suất lao động của công nhân để mở rộng thị trường kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
    3.2.1. Biện pháp về mặt tổ chức
    - phát triển đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể cá nhân người lao động. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động cũng như nhà quản lý thông qua các khoá học ngắn hạn hay các cuộc thi trong công tác sản xuất kinh doanh, hay công tác an toàn, tạo điều kiện cho họ có cơ hội học hỏi, phát triển nâng cao năng lực của bản thân. Để tạo động lực thúc đẩy người lao động sản xuất có hiệu quả hơn thì phải áp dụng phương pháp đánh vào lợi ích bản thân họ, ai có năng lực cao thì hưởng lương cao, ai có năng lực thấp thì hưởng lương thấp, phải đảm bảo tính công bằng, phải khuyến khích khen thưởng những thành viên có sáng kiến hay có trình độ giỏi, có công trong công cuộc sản xuất kinh doanh. Ngược lại những ai vi phạm quy định làm ảnh hưởng đến thành tích của công ty thì phải có hình phạt xứng đáng với họ.
    Ngoài ra nâng cao công tác quản trị và tổ chức sản xuất. Tổ chức sao cho bộ máy công ty được gọn nhẹ, năng động, phù hợp với thị trường. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải thích ứng với môi trường kinh doanh. Cần phải phân chia quyền hạn cho các bộ phận chức năng để Công ty hoạt động theo đúng kế hoạch đã đề ra. Giữ vững truyền thống đoàn kết và thống nhất của đảng uỷ chính quyền công đoàn, đoàn thanh niên trong công ty.
    3.2.2. Biện pháp về quản trị chi phí sản xuất kinh doanh
    Quản trị chi phí sản xuất kinh doanh là một khâu quan trọng trong quá trình tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Công tác quản trị chi phí của doanh nghiệp cần áp dụng đó là phải giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tiền lương . một cách thích hợp nhất thông qua dự đoán giá của các phòng ban chức năng có liên quan về việc chi phí cho sản xuất là bao nhiêu thì hợp lí, chi phí về quản lý, về kinh doanh là bao nhiêu? .

     
Đang tải...