Luận Văn Phương hướng và biện pháp thúc đẩy mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 6/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đã ảnh hưởng toàn diện đến đời sống kinh tế xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức rõ điều này, tại Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần VIII đã nhấn mạnh :"giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào các nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu qủa". Vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ trong thời gian tới, Việt Nam đã có chủ chương xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh, giảm tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu thô và tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu tinh, đã qua chế biến.
    Ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù gồm nhiều lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại, .được phát triển dựa trên lợi thế về nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, phong phú, điều kiện khí hậu nhiệt đới thuận lợi. Trong những năm qua ngành đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản. Tại Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định : “thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế đất nước”. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng đều qua các năm, đến năm 2000 đã đạt 1,4786 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 21,87%, chiếm tỷ trọng hơn 10,23% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả nước, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu thuỷ sản đã đóng vai trò đòn bẩy tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, đặc biệt là ngư dân vùng biển, đảm bảo an ninh xã hội, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của thị trường nội địa cũng như thế giới.
    Nhận thức được vai trò quan trọng của xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới cũng như trước những đòi hỏi thực tế của việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, cùng với những kiến thức được trang bị ở nhà trường và những tìm hiểu thực tế ở trong đợt thực tập cuối khoá tại Vụ Tổng Hợp KTQD, Bộ Kế Hoạch- Đầu Tư, em đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu : “Phương hướng và biện pháp thúc đẩy mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010”. Mục đích nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp em củng cố, bổ sung và mở rộng những kiến thức thực tế,vận dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết một vấn đề của thực tiễn trong đời sống kinh tế-xã hội. Phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian qua, qua đó chỉ ra được nhữnh thành tựu đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Từ đó tìm ra những phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới.


    Phương hướng nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là các biện pháp biện chứng, Mác xít, phương pháp hệ thống, phân tích thống kê, phân tích kinh tế-xã hội và phương pháp so sánh để nghiên cứu.
    Kết cấu của chuyên đề như sau : ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của đề tài còn gồm có 3 chương như sau :
    Chương I : Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu thuỷ sản .
    Chương II : Phân tích thị trường thuỷ sản thế giới và thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (giai đoạn 1991-2000).
    Chương III : Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...