Luận Văn phương hướng và biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty tnhh

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    phương hướng và biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty tnhh xây dựng và thương mại hoàng an

    3.1. Phương hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới
    Phương hướng hay chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đó. Nếu chiến lược sản xuất kinh doanh là định hướng, là mục tiêu của công ty cần đạt tới thì công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một trong những công cụ quan trọng nhất để biến những “khát vọng” ấy thành hiện thực. Vì vậy, chúng ta cần thiết phải xem xét chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, coi đó như là một kim chỉ nam cho việc tìm kiếm giải pháp tăng cường quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm của công ty thể hiện trên các phương diện chủ yếu:
    3.1.1. Định hướng phát triển của công ty
    Xây dựng và phát triển Công ty trở thành Công ty mạnh lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Thực hiện đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, sửa chữa thiết bị thi công Phát huy mọi nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh, giải quyết đủ việc làm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
    3.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty
    Trên cơ sở những định hướng phát triển, Công ty đã đưa ra những mục tiêu thực hiện như sau:
    Phấn đấu trở thành Công ty mạnh toàn diện với nhiều ngành nghề, sản phẩm, có năng lực cạnh tranh cao.
    Phấn đấu giá trị tăng trưởng kinh tế hàng năm về lợi nhuận đạt từ 15-20%.
    Bảo toàn và phát triển vốn điều lệ đến hết năm 2010 đạt giá trị 10 tỷ đồng.
    Đảm bảo đủ việc làm cho các cán bộ công nhân viên trong công ty
    Thu nhập bình quân tăng từ 10-15%.
    Tổ chức khai thác sử dụng tối đa các phương tiện vận tải thuỷ, bộ sẵn có để vận chuyển vật tư thiêt bị phục vụ các công trình.
    3.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty
    3.2.1. Những thuận lợi của công ty
    Mặc dù công ty mới được thành lập, nhưng lãnh đạo công ty lại là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng, vì vậy công ty có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đó là tiền đề, là cơ sở vững chắc tạo điều kiện trong kinh doanh.
    Được sự giúp đỡ của Bộ Xây dựng và các ngành chức năng như: Ngân hàng, tổ chức Tài chính tín dụng, chính quyền địa phương
    Công ty có tinh thần đoàn kết, phát huy tinh thần cách mạng vượt qua mọi thử thách, hăng hái thi đua liên tục hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    Cán bộ công nhân viên trong công ty đều là những người có kinh nghiệm, nhiệt tình và có đầy đủ trình độ chuyên môn để phục vụ cho công ty.
    Công ty đã xây dựng được định hướng phát triển là đổi mới phương thức quản lý điều hành, đầu tư thiết bị, công nghệ tiến tiến, đào tạo con người nhằm đáp ứng các yêu cầu cao nhất của khách hàng, Công ty cam kết thực hiện dựa trên những nguyên tắc:
    - Không ngừng phát triển, đầu tư đổi mới, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng và tổng hợp của khách hàng.
    - Luôn quan tâm và liên hệ chặt chẽ với khách hàng, đảm bảo cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất.
    - Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng.
    - Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
    3.2.2. Những khó khăn của công ty
    Thứ nhất là: Nền kinh tế thị trường đem lại cho Công ty nhiều thuận lợi, thời cơ mới, nhưng đồng thời cũng xuất hiện những khó khăn, thách thức. Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhập kinh tế Việt Nam với khu vực và quốc tế sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tìm kiếm và giải quyết việc làm cho người lao động, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm công nghiệp sẽ còn hết sức khó khăn do phải cạnh tranh ngày càng gay gắt.
    Thứ hai là: Sự biến động bất thường của giá nguyên vật liệu gây khó khăn cho công ty trong việc thực hiện kế hoạch gía thành các công trình, nhất là trong năm 2003 và 2004 giá nguyên vật liệu tăng, giảm nhanh đến bất ngờ.
    Thứ ba là: Hoạt động của công ty có tính chất lưu động, trong quá trình sản xuất phải thường xuyên di chuyển máy móc, công cụ, người lao động. Từ đây làm nảy sinh những khó khăn trong việc quản lý chi phí cũng như làm phát sinh thêm một số chi phí phụ làm tăng giá thành sản phẩm.
    Thứ tư là: Quá trình xây dựng thường chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết, khí hậu nên dễ bị gián đoạn gây ứ đọng vốn.
    Thứ năm là: Sản phẩm hoàn thành theo từng đơn đặt hàng, do đó phải lập dự toán trước về giá thành, tính toán cẩn thận trước khi tham gia đấu thầu.
    Thứ sáu là: Việc phối hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ với đội sản xuất đôi lúc, đôi chỗ còn chưa chặt chẽ chưa nhịp nhàng.
    3.3. Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH xây dựng và thương mại hoàng an.
    Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và phân tích tình hình thực tế trong công tác quản lý – lập và thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty. Để hạ giá thành sản phẩm, các công trình, hạng mục công trình đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, có sự phối hợp nhiều cấp, nhiều mặt trong toàn bộ hoạt động của công ty. Song do khả năng có hạn và giới hạn của đề tài, em xin nêu một số biện pháp cơ bản như sau:
    3.3.1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu
    Một công trình xây dựng cần rất nhiều nguyên nhiên vật liệu do vậy phòng kế hoạch cần làm tốt hơn chức năng tư vấn trong công tác cung ứng nguyên vật liệu, xác định giá cả một số loại chính, quy trần giá để không đội nào mua với giá cao hơn (trừ những công trình do bên A cung cấp). Những công trình thi công trên địa bàn tỉnh khác thì tận dụng nguyên vật liệu của địa phương để giảm chi phí.
    Để giảm giá thành vật liệu công ty nên đặt mua khối lượng lớn nguyên vật liệu thường dùng ở mức bình quân năm. Việc này sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí thông qua giảm chiết khấu, không phải ứng tiền trước, đồng thời chủ động về nguyên vật liệu.

     
Đang tải...