Thạc Sĩ Phương hướng phát triển ngân hàng thương mại cổ phần trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 18/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu đề tài


    MỤC LỤC
    - Trang phụ bìa
    - Lời cam đoan
    - Mục lục
    - Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
    - Danh mục các bảng, biểu
    CHƯƠNG 1: TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
    1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.5
    1.1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế .5
    1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế - toàn cầu hóa đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam . .7
    1.1.1.1. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ .10
    1.1.1.2. Hiệp định thương mại tự do các nước ASEAN (AFTA) 14
    1.1.1.3. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và tổ chức thương mại thế giới (WTO) . .14
    1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế- toàn cầu hóa trong lĩnh vực ngân hàng trong bối cảnh phát triển của Việt Nam .17
    1.2.1. Tác động của HNKTQT-TCH đối với nền kinh tế .17
    1.2.2. Tác động của HNKTQT-TCH trong lĩnh vực ngân hàng .19
    1.3. Kinh nghiệm của các nước trong quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng .22
    1.3.1. Các nước phát triển .22
    1.3.2. Các nước châu Á sau khủng hoảng 22
    1.3.3. Các nước Đông Âu . . .23
    1.3.4. Trung Quốc 23
    1.3.5. Các bài học về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đối với Việt Nam . .2 4
    Kết luận chương 1 . 26
    CHƯƠNG HAI: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP
    2.1. Khái quát quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế của Việt Nam 27
    2.2. Tiến trình hội nhập của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.29
    2.2.1. Giai đoạn trước 10/1993 .29
    2.2.2. Giai đoạn sau 10/1993 31
    2.3. Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 32
    2.4. Phân tích khả năng cạnh tranh ngân hàng TMCP theo mô hình kim cương . .33
    2.4.1. Môi trường cho chiến lược ngân hàng và cạnh tranh .34
    2.4.2. Điều kiện cầu về dịch vụ ngân hàng . . 36
    2.4.3. Điều kiện về cung và nhân tố đầu vào cho ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng . .37
    2.4.3.1. Năng lực tài chính . 37
    2.4.3.2. Trình độ công nghệ ngân hàng và quản trị điều hành 38
    2.4.3.3. Nguồn nhân lực . .40
    2.4.4. Các ngành phụ trợ và yếu tố liên quan tới ngân hàng 41
    2.5. Phân tích ma trận SWOT .42
    2.5.1. Điểm mạnh ngân hàng TMCP 43
    2.5.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, niềm tin của công chúng vào ngân hàng TMCP càng dần được nâng cao .43
    2.5.1.2. Về đối tác chiến lược . . .43
    2.5.1.3. Về thị trường, mạng lưới phân phối 4 5
    2.5.1.4. Về khả năng thu hút nhân lực . .45
    2.5.2. Điểm yếu . 46
    2.5.2.1. Kinh nghiệm thị trường . . 46
    2.5.2.2. Qui mô hoạt động . . .46
    2.5.2.3. Năng lực tài chính . .48
    2.5.2.4. tâm lý ưa hướng ngoại và sự an toàn của ngân hàng TMQD.49
    2.5.3. Cơ hội . .5 0
    2.5.3.1. Sân chơi lớn và công bằng hơn . .50
    2.5.3.2. Sự tham gia của ngân hàng nước ngoài .51
    2.5.3.3. Gia tăng nhu cầu và mở rộng thị trường 52
    2.5.4. Thách thức .52
    2.5.4.1. Phía cung của ngành ngân hàng . . 53
    2.5.4.2. Phía cầu ngành ngân hàng 54
    2.5.4.3. Hiện đại hóa ngân hàng . . .55
    2.5.4.4. Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước 56
    2.5.4.5. Sự xâm nhập càng sâu rộng của ngân hàng nước ngoài .57
    Kết luận chương 2 58
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRONG TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
    3.1. Định hướng phát triển ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế .59
    3.1.1. Định hướng phát triển của ngành ngân hàng 59
    3.1.2. Mục tiêu phát triển của các ngân hàng TMCP . 62
    3.2. Đề xuất phương hướng phát triển của hệ thống ngân hàng TMCP 63
    3.2.1. xây dựng các ngân hàng TMCP có qui mô lớn .64
    3.2.2. Nâng cao năng lực tài chính, sáp nhập ngân hàng để hình thành các ngân hàng có qui mô lớn . .65
    3.2.3. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại . .67
    3.2.4. xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin khách hàng 68
    3.2.5. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý và điều hành 69
    3.2.6. Đổi mới phương thức quản lý và phát triển nguồn nhân lực 70
    3.2.7. phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch .71
    3.2.8. Mở rộng hợp tác, bán cổ phần cho đối tác chiến lược đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài . .72
    3.3. Các kiến nghị liên quan đến môi trường pháp lý và chính sách 72
    3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng có tính khả thi và phù hợp các cam kết của Việt Nam . .72
    3.3.2. Nâng cao vai trò, cải thiện vị trí và cơ cấu của NHNN 74
    3.3.3. phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tiền tệ .75
    3.3.4. Cải thiện hệ thống thanh toán và hệ thống công nghệ thông tin 75
    3.3.5. Đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên NHNN .76
    Kết luận chương 3 . 77
    KẾT LUẬN 78
    Danh mục các công trình tác giả đã công bố
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Trong khoảng 20 năm trở lại đây, hội nhập kinh tế thế giới trở thành một xu thế tất yếu của thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế như gia nhập khối ASEAN; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); ký kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ; trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO; tham gia vào các tổ chức kinh tế quan trọng khác cũng như các hiệp định thúc đẩy thương mại song phương. Về phương diện vĩ mô, việc mở cửa nền kinh tế có thể đem lại những thời cơ và thách thức.
    Trong tiến trình chung đó của của nền kinh tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn về nguồn lực, công nghệ, thị trường ., mặt khác phải đối mặt với những rủi ro và thách thức khi mức vốn hiện nay của các ngân hàng thương mại Việt Nam thấp; trình độ quản lý còn hạn chế; các tiêu chuẩn về kiểm toán, kế toán chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; trình độ công nghệ lạc hậu, dịch vụ ngân hàng còn yếu kém những thách thức này sẽ càng gia tăng lên rất nhiều khi Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế và các cam kết đang ngày càng đến gần. Điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải chủ động trong nhận thức, chuẩn bị chiến lược riêng cho mình và sẵn sàng tham gia vào quá trình cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hóa.
    Là một bộ phận của hệ thống ngân hàng thương mại, các ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay chiếm thị phần nhỏ (dưới 20%), đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện và gia tăng qui mô. Khi các cam kết hội nhập đến gần, sự xuất hiện các định chế tài chính và các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh, các ngân hàng TMCP sẽ dễ bị tổn thương.
    Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong xu thế mới, tác giả có ý tưởng đưa ra “Phương hướng phát triển ngân hàng thương mại cổ phần trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ”
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu hướng tới các vấn đề sau:
    - Một, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam; kinh nghiệm phát triển hệ thống ngân hàng của một số quốc gia.
    - Hai, bối cảnh hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng TMCP, phân tích đặc điểm và đánh giá khả năng cạnh tranh của của ngân hàng TMCP; phân tích các khả năng phát triển của ngân hàng TMCP và những tác động của hội nhập kinh tế đến lĩnh vực ngân hàng.
    - Ba, đề xuất "phương hướng phát triển ngân hàng TMCP trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam " nhằm làm tư liệu phục vụ quá trình tăng tốc phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng TMCP trong thời gian tới, đồng thời làm tư liệu nghiên cứu cho các cá nhân có quan tâm đến lĩnh vực tài chính ngân hàng.
    - Bốn, đề xuất kiến nghị với ngân hàng Nhà nước, các cơ quan chức năng về chính sách, môi trường kinh doanh góp phần tạo môi trường kinh doanh tốt hơn cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    - Không gian nghiên cứu: với nguồn thông tin sơ cấp về hoạt động của các ngân hàng thu thập trực tiếp qua công tác thực tế, các hội thảo chuyên đề ngân hàng Nhà nước, định hướng phát triển và chiến lược phát triển ngành ngân hàng của ngân hàng Nhà nước, các khảo sát thực tế từ khách hàng, các báo cáo của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
    - Thời gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu và phân tích về môi trường kinh doanh, hệ thống ngân hàng của Việt Nam từ năm 1986 nay, phân tích các đường nét lớn của chiến lược phát triển của ngành ngân hàng đến 2020, nghiên cứu thực trạng hoạt động của ngân hàng TMCP từ 1990 đến những tháng đầu năm 2007, đề xuất phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng TMCP trong giai đoạn tới.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp phân tích định lượng dựa trên kết quả điều tra chọn mẫu (100 mẫu, trong đó có 30 doanh nghiệp) trả lời phỏng vấn các cá nhân, các doanh nghiệp ngoài ngành ngân hàng, học viên cao học ; sử dụng công cụ SPSS để phân tích.
    - Phương pháp chuyên gia thông qua việc tiếp xúc trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của ngân hàng Nhà nước, Ban điều hành của Eximbank, giám đốc khối của HSBC, Standard Chartered bank, các cán bộ giảng dạy chuyên ngành tài chính ngân hàng của Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu ngân hàng TMCP, ngân hàng nước ngoài và tìm kiếm giải pháp phát triển ngân hàng TMCP.
    - Phương pháp phân tích tổng hợp dựa trên các công cụ ma trận SWOT, mô hình kim cương (Michael Porter) để phân tích môi trường kinh doanh, hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập của Việt Nam.
    5. Tính thực tiễn của đề tài:
    Hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về hội nhập kinh tế Việt Nam, hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng, những nét đặc thù, quá trình phát triển, khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam.
    Mặc dù các ngân hàng TMCP cũng đã có một quá trình phát triển, một số ít các ngân hàng đã có những định hướng phát triển và thành công bước đầu. Tuy nhiên việc xây dựng một định hướng phát triển mang tính dài hạn và có giá trị thực tiễn cao vẫn là bài học mới đối với nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần trong thời kỳ sắp tới khi mà môi trường kinh doanh sẽ có nhiều thay đổi theo hướng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.
    Từ nghiên cứu thực tiễn, những phân tích sâu về hệ thống ngân hàng TMCP: quá trình phát triển, năng lực cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức,
    đặc điểm môi trường kinh doanh, kinh nghiệm của các ngân hàng thành công hiện nay . , luận văn sẽ là tài liệu có giá trị áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng TMCP và là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
    6. Kết cấu của luận văn:
    Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu như đã đề cập ở phần trên, toàn bộ nội dung của đề tài sẽ được trình bày qua 3 chương, cụ thể như sau:
    Chương 1. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
    Chương 2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
    Chương 3. Phương hướng phát triển ngân hàng TMCP trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...