Luận Văn Phương hướng & những Giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Phương hướng & những Giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường CK ở VN

    Lời Nói Đầu
    Hình thành và phát triển một chiều dài lịch sử trên bốn trăm năm, thị trường chứng khoán là một thực thể tài chính tồn tại phổ biến trong hầu hết ở các quốc gia trên thế giới. ở Việt Nam trong bước chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, dù mới mẻ và hết sức phức tạp, vấn đề xây dựng thị trường chứng khoán đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế. Đến nay, theo nhận định của các nhà kinh tế, không còn nghi ngờ gì nữa, thị trường chứng khoán là chiếc chìa khoá vàng" giúp giải quyết một cách hữu hiệu vấn đề huy động vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thị trường chứng khoán là một hoạt động phát triển mạnh ở hầu hết các nước có cơ chế thị trường, là nơi huy động đồng tiền nhàn rỗi của mọi người trong xã hội phục vụ nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp .
    Đã manh nha việc ra đời trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ khai trương hoạt động vào cuối quý 3 đầu quý 4 năm nay. Dẫu sao cũng là một điều đáng mừng, nền kinh tế Việt Nam đã tiến nhanh, tiến mạnh, tiến sâu vào nền kinh tế thị trường, từng bước hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
    Ngày 11.7.1998 Chính phủ đã ban hành "Nghị định về chứng khoán và thị trường chứng khoán" đặt nền móng cho một thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
    Làm thế nào để nhận định đúng được thị trường chứng khoán, giảm đến mức tối thiểu những thất bại, xây dựng được thị trường chứng khoán hoạt động thành công vững chắc ở Việt Nam hay không? Đã có rất nhiều sách báo đề cập đến các khía cạnh của vấn đề này. Ở đây đề án cập nhật đến những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường chứng khoán ở Việt nam. Kết cấu đề án gồm có 3 chương:
    Chương I: Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán.
    Chương II: Thực trạng và những điều kiện để phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
    Chương III: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.

    I - KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHỨNG KHOÁN.
    1. Chứng khoán là gì?
    Hiện nay, Chính phủ đang tổ chức nghiên cứu xây dựng luật pháp về chứng khoán và thị trường chứng khoán chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự ra đời và hoạt động lành mạnh của thị trường chứng khoán ở nước ta. Vậy thị trường chứng khoán là gì?
    Thị trường chứng khoán không phải là các hoạt động giao lưu hàng hoá thông thường. Nó giao lưu một loại hàng hoá khác, loại hàng hoá này không có công năng hoặc giá trị sử dụng - hàng hoá ở đây là các chứng khoán - một loại chứng thư ghi nhận một số tiền đầu tư dưới dạng vốn góp (cổ phiếu) hay cho vay (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu .) với mục đích kiếm lời.
    Sự ra đời của trái phiếu và cổ phiếu bắt nguồn từ nhu cầu huy động vốn của Nhà nước, của các công ty và nhu cầu đầu tư vốn của các hộ gia đình và các thể chế khác như các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm . Một điều hiển nhiên là trong mỗi gia đình, dù giàu có hay bình thường đều phải có những khoản tiết kiệm nhất định để dùng cho các nhu cầu đột xuất hoặc các nhu cầu lớn đã định trước. Song việc giữ tiền tiết kiệm tại nhà không làm cho người ta yên tâm, phần vì sự thất lạc, phần vì sợ mất giá và do đó họ muốn tìm nơi ẩn náu cho đồng tiền, đồng thời cũng mong muốn cho số tiền đó có thể mang lại những khoản thu nhập nhất định. Các nhà kinh doanh do thiếu vốn nên họ đã kết hợp với hệ thống ngân hàng tổ chức các hình thức huy động tiết kiệm khác nhau, với những mức độ rủi ro khác nhau để thu hút tất cả số tiền tiết kiệm rải rác ở các hộ gia đình. Các hình thức đó rất đa dạng : Gửi tiết kiệm, mua trái phiếu Nhà nước, trái phiếu địa phương, trái phiếu công ty, mua cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường hoặc trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu . Tất cả các hình thức này đều có thể lựa chọn cho đồng tiền tiết kiệm trú ngụ và khi không thích thì có thể rút ra và tìm nơi trú ẩn khác bằng cách tham gia vào thị trường chứng khoán.
    Người ta phân biệt hai loại thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán cấp I (hay sơ cấp) xuất hiện khi các công ty thực hiện việc phát hành cổ phiếu lần đầu, khi các tổ chức ngân hàng , kho bạc Nhà nước hoặc các công ty thực hiện việc phát hành trái phiếu lần đầu, và người có tiền đầu tư hay tiết kiệm trực tiếp mua ở nơi phát hành. Thị trường chứng khoán cấp I có tác dụng huy động vốn cho nền kinh tế nhưng chỉ có nó thôi thì sẽ có trở ngại là ngươì mua cổ phiếu khi cần tiền không thể đòi công ty phát hành cổ phiếu trả lại mình số vốn đó còn người mua trái phiếu nếu cần tiền thì cũng phải đợi đến kỳ mới lấy được tiền ra. Vì vậy cần có thị trường chứng khoán cấp II (hay thứ cấp) là thị trường được tổ chức công khai theo pháp luật và quy chế để mua và bán các loại chứng khoán đã được đăng ký. Tuỳ theo tình hình cung và cầu chứng khoán thực tế trên thị trường mà giá từng loại chứng khoán được hình thành.
    2. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán.
    2.1. Công khai về giá mua, giá bán, số lượng chứng khoán đưa ra thị trường, giá cả cuối cùng.
    2.2. Chứng khoán không mua trực tiếp mà qua khâu trung gian (các công ty chứng khoán). Cần có một lượng tiền nhất định (mở tài khoản mua chứng khoán ở một ngân hàng ) để bảo đảm cho người mua, người bán được an toàn, không bị lừa gạt.
    2.3. Việc mua, bán chứng khoán theo ưu tiên sau đây: Ưu tiên cho người mua với giá cao và người bán với giá thấp; ưu tiên cho các lệnh mua (hay bán) đến trước.
    2.4. Các lệnh mua, lệnh bán tập trung ở một trung tâm điều hành: Sở giao dịch chứng khoán.
    Những nguyên tắc trên, cùng với luật lệ quy chế về thị trường chứng khoán và công tác thanh tra tại chỗ làm cho người mua và người bán chứng khoán có thể yên tâm.
    3. Các chức năng của thị trường chứng khoán.
    Thị trường chứng khoán là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường. Nó xuất hiện từ gần hai thế kỷ nay, khởi đầu từ các nước công nghiệp phát triển và hiện nay đã lan rộng ra hầu khắp các nước theo mức độ khác nhau. Có thể nói trong các lĩnh vực đầu tư trên thế giới hiện nay, thị trường chứng khoán là lĩnh vực thu hút được đông đảo người tham gia nhất, với thời gian nhanh nhất, nó tạo cơ hội thuận lợi và khả năng rộng rãi cho các nhà đầu tư chọn được cách đầu tư có hiệu quả nhất.
    Thị trường chứng khoán ra đời và hoạt động lành mạnh sẽ thúc đẩy nền kinh tế thị trường của ta phát triển nhanh và toàn diện, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn tài chính , bảo đảm cung cấp kịp thời các nhu cầu v ề vốn đầu tư phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và giảm lạm phát, giảm bội chi ngân sách.
    Thị trường chứng khoán thực sự là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Nếu xét cụ thể thì có thể thấy thị trường chứng khoán có ba chức năng cơ bản sau:
    3.1. Chức năng huy động vốn.
    Với chức năng này, thị trường chứng khoán được coi là một công cụ tài chính đắc lực cho các doanh nghiệp . Minh chứng cho nhận định này là sự phát sinh, phát triển của các công ty cổ phần ở tất cả các nước. Hình thức cấp vốn thông qua phát hành cổ phiếu là một khả năng vô tận, nó không chỉ giúp xí nghiệp có đủ vốn mà thực sự sẽ đưa xí nghiệp có đủ vốn mà thực sự sẽ đưa xí nghiệp vào một cuộc sống tài chính năng động và hấp dẫn. Nếu xí nghiệp làm ăn tốt, có uy tín thì có thể tiếp tục gọi vốn bằng việc hình thành các cổ phiếu mới. Ngoài ra, xí nghiệp có thể phát hành các loại trái phiếu để vay tiền của công chúng mà không cần đến sự giúp đỡ của tín dụng ngân hàng .
    Chức năng huy động vốn của thị trường chứng khoán còn gắn với yêu cầu tài trợ cho ngân sách của chính phủ và chính quyền địa phương. Cụ thể chính phủ hoặc chính quyền địa phương sẽ phát hành các loại trái phiếu để huy động tiền trong công chúng giải quyết thâm hụt ngân sách.
     
Đang tải...