Chuyên Đề Phương hướng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Phải nhận thức đúng về vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã
    Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Điện Biên, các chính sách của Ủy ban nhân dân Tỉnh, nền kinh tế - xã hội đã có bước phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực, tuy nhiên Điện Biên vẫn là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát kinh tế thấp. Chính quyền cấp xã đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân ở cơ sở xã, phường, thị trấn, có vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực ở cơ sở.
    Chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao; trực tiếp lo giải quyết công ăn, việc làm, đời sống của nhân dân; trực tiếp giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ nhân dân và mối quan hệ giữa dân với Đảng và Nhà nước.
    Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở. Sự trong sạch, vững mạnh hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cấp xã đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân.
    Chính quyền cấp xã được ví như cánh tay nối dài, là nhịp cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối với Nhà nước được bảo tồn và phát triển thông qua hoạt động của chính quyền cấp xã và nhất là cán bộ chính quyền cấp xã. Cấp xã là một cấp trong hệ thống hành chính bốn cấp của nước Việt Nam, là nền tảng của hệ thống chính trị, là cơ sở thực tiễn hình thành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi" [21, tr. 371-372]. Lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam đã từng chứng minh: Tình hình chính trị - xã hội nước Việt Nam ổn định hay không thể hiện vào sự ổn định của cấp xã. Cấp xã ổn định thì huyện, tỉnh, Trung ương ổn định. Cấp xã mạnh thì huyện, tỉnh, Trung ương mạnh.
    Muốn cho chính quyền cấp xã vững mạnh tất yếu phải nâng cao chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
    2. Nhận thức đúng đắn vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...