Báo Cáo Phương hướng hoạt động và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ Thương Mại

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương hướng hoạt động và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ Thương Mại

    LỜI MỞ ĐẦU
    Căn cứ kế hoạch thực tập khoá 41 của khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế- Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã được phân công thực tập tốt nghiệp tại Bộ Thương Mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian từ ngày 06/01/2003 đến 13/05/2003.
    Đồng thời, được sự đồng ý tiếp nhận và sự chỉ dẫn thực tập tại Bộ Thương Mại.
    Trong giai đoạn đầu của quá trình thực tập tốt nghiệp tại Bộ Thương Mại, dưới sự hướng dẫn tận tình của các chuyên viên trong Vụ Âu- Mỹ, Bộ Thương Mại em đã được tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình thực tập của mình.
    Sau những tuần đầu thực tập tốt nghiệp, em xin được báo cáo sơ bộ lại tình hình đơn vị em thực tập.
    Bộ quản lý công tác đầu tư liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá của Vụ Đầu tư giao cho Vụ Chính sách xuất nhập khẩu và hợp nhất Vụ Kế hoạch - Thống kê và Vụ Đầu tư thành Vụ Kế hoạch và Đầu tư.
    Ba là: Tách Vụ Chính sách thị trường châu Âu- châu Mỹ thành 02 Vụ:
    - Vụ Chính sách thị trường châu Âu (Trọng tâm là EU)
    - Vụ Chính sách thị trường châu Mỹ (Trọng tâm là Hoa Kỳ)
    Bốn là: Sát nhập Vụ Chính sách thị trường miền núi vào Vụ Chính sách thị trường đô thị và nông thôn (Vụ Chính sách thương mại trong nước)
    Năm là: Chuyển giao nguyên trạng Tổng cục tiêu chuẩn - Đo lường và Chất lượng, bộ phận làm công tác đăng ký bảo hộ thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cho Bộ Thương Mại để hợp nhất với Cục Quản lý chất lượng hàng hoá và đo lường thành Tổng cục Tiêu chuẩn-đo lường và Chất lượng.
    Sáu là: Đề nghị Chính phủ giao hai trường Đại học Thương mại và Đại học Ngoại thương thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Bộ Thương Mại quản lý để gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của ngành.
    Bẩy là: Đề nghị Chính phủ nâng cấp trường Trung học Ăn uống- Khách sạn và Du lịch TW thành trường cao đẳng vì đây là trường đặc thù duy nhất của cả nước đào tạo ở bậc cao đẳng, trung học về chuyên ngành kỹ thuật chế biến ăn uống, khách sạn và du lịch.
    Chức năng của Bộ Thương Mại cần được sửa đổi, bổ xung như sau: Bộ Thương Mại là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hoá, bảo hộ sở hữu công nghiệp (Gồm kiểu dáng, mẫu mã, thương hiệu, nhãn mác hàng hoá), bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đại diện lợi ích kinh tế - thương mại của Việt Nam ở nước ngoài.
    Trong 8 tuần thực tập tổng hợp tại Bộ Thương Mại em đã có điều kiện để tìm hiểu một số vấn đề thực tế phục vụ cho lý luận kinh tế quốc tế như đàm phán và ký kết các Hiệp định song phương có liên quan đến thương mại và đầu tư quốc tế. Ngoài ra em còn được hiểu biết nhiều về phong cách làm việc, về quá trình hình thành và phát triển của Bộ Thương Mại, về công tác của Bộ Thương Mại - cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại của nước Việt Nam.

    Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Thương Mại 2
    I. Quá trình hình thành 2
    II.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 4
    1. Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước .4
    2. Các tổ chức sự nghiệp 4
    3. Các Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ .5
    III. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thương Mại và của một số bộ phận trong Bộ Thương Mại
    1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thương Mại 7
    2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một số bộ phận trong Bộ Thương Mại
    IV.Cơ sở vật chât của Bộ 12
    Phần II: Tình hình hoạt động của Bộ Thương Mại 13
    Phần III: Phương hướng hoạt động và các biện pháp chủ yếu để nâng cao
    hiệu quả hoạt động của Bộ Thương Mại 22

    I. Cơ hội và thách thức đối với thương mại Việt Nam 2
    II. Ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
    và bộ máy tổ chức của Bộ Thương Mại 23
    1. Ưu điểm 23
    2. Nhược điểm .23
    III. Phương hướng hoạt động 24
    IV. Biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ Thương Mại 25
    Kết luận
     
Đang tải...