Luận Văn Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước đã có nhiều khởi sắc, được nhân dân ta và quốc tế đánh giá cao.
    Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu rõ: “Nghiên cứu để tiến tới áp dụng một khung pháp luật thống nhất chung cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tạo mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước là một trong những quy luật khách quan của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Theo lời của Thủ tướng Phan Văn Khải, thì “ Cái chính là mặt bằng pháp luật, mặt bằng cơ chế chính sách”. Nếu không có một “hành lang pháp lý” vững chắc, bảo đảm sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước trong mọi quá trình của hoạt động đầu tư từ khẩu tìm hiểu đầu tư đến khâu thành lập, triển khai, mở rộng hoặc thu hẹp và chấm dứt dự án đầu tư thì sẽ không theo kịp với tiến trình hội nhập. Có thể nói, sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước hiện nay được coi là một trong những hạn chế ảnh hưởng tới tính hấp dẫn, tính cạnh tranh của môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    Trong những năm qua, chúng ta có nhiều cố gắng trong việc đưa các quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài và các quy định về đầu tư trong nước xích lại gần nhau. Một khi còn tồn tại hai hệ thống quy phạm pháp luật riêng điều chỉnh đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, thì không thể có khái niệm “sân chơi” bình đẳng cho hoạt động đầu tư trong nước, bất kể đó là đầu tư nước ngoài hay đầu tư trong nước. Tất nhiên, do hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ mạnh, nên nếu phải vào cùng một “sân chơi”, trong cùng một “mặt bằng” với các nhà đầu tư nước ngoài, có tiềm lực kinh tế, giàu kinh nghiệm, có công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại hơn hẳn chúng ta, thì các doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh nổi. Chính vì vậy, trước mắt vẫn cần phải có hành lang pháp lý riêng cho từng loại đối tượng. Nhưng do xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đang trở thành vấn đề bức xúc và do yêu cầu của việc hội nhập, các quốc gia đang dần xoá bỏ sự khác biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Việt Nam muốn hoà vào xu thế chung đó thì không có cách nào khác là phải từng bước tiến tới mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Chúng ta phải tính toán để đưa ra những bước đi thích hợp với trình độ, hoàn cảnh và đặc điểm của Việt Nam. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” hiện nay mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn đòi hỏi thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Việt Nam.


    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

    1.1Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài bằng pháp luật
    1.2Khái niệm và đặc trưng cơ bản của pháp luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    1.2.1Khái niệm pháp luật đầu tư nước ngoài
    1.2.2Đặc trưng cơ bản của pháp luật đầu tư nước ngoài
    1.2.3Vai trò của pháp luật Đầu tư nước ngoài
    CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

    2.1Giới thiệu về hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài
    2.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài qua các giai đoạn lịch sử.
    2.2.1Giai đoạn thứ nhất (từ năm 1975 đến năm 1987)
    2.2.2Giai đoạn thứ hai (từ năm 1987 đến năm 1996)
    2.2.3Giai đoạn thứ ba (từ năm 1996 đến nay)
    2.3Sự hình thành và phát triển một số chế định pháp lý chủ yếu của pháp luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    2.3.1Chủ thể tham gia hợp tác đầu tư nước ngoài
    2.3.2Hình thức đầu tư và phương thức đầu tư
    2.3.3Các biện pháp bảo đảm đầu tư
    2.3.4Các biện pháp khuyến khích đầu tư
    2.3.5Quản lý tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    2.3.6Giải quyết tranh chấp, giải thể, thanh lý, phá sản doanh nghiệp
    2.3.7Thủ tục đầu tư
    2.3.8Quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài
    2.4Đánh giá về sự hình thành và phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    2.4.1Ưu điểm của pháp luật đầu tư nước ngoài
    2.4.2Những hạn chế của pháp luật đầu tư nước ngoài
    2.4.3Nguyên nhân của những nhược điểm
    CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

    3.1Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    3.2Các nguyên tắc tiếp tục hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    3.3Giải pháp hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    3.3.1 Giải pháp chung về sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài
    3.3.2 Giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài trong từng vấn đề cụ thể
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...