Luận Văn Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổi
    mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi quan
    trọng trên nhiều lĩnh vực. Đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất
    nước đã có nhiều khởi sắc, được nhân dân ta và quốc tế đánh giá cao.
    Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu rõ: “Nghiên cứu để tiến tới áp
    dụng một khung pháp luật thống nhất chung cho doanh nghiệp trong nước và
    doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tạo mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu
    tư nước ngoài và đầu tư trong nước là một trong những quy luật khách quan của
    xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Theo lời của Thủ tướng Phan Văn Khải, thì
    “ Cái chính là mặt bằng pháp luật, mặt bằng cơ chế chính sách”. Nếu không có
    một “hành lang pháp lý” vững chắc, bảo đảm sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư
    nước ngoài và đầu tư trong nước trong mọi quá trình của hoạt động đầu tư từ
    khẩu tìm hiểu đầu tư đến khâu thành lập, triển khai, mở rộng hoặc thu hẹp và
    chấm dứt dự án đầu tư thì sẽ không theo kịp với tiến trình hội nhập. Có thể nói,
    sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước
    hiện nay được coi là một trong những hạn chế ảnh hưởng tới tính hấp dẫn, tính
    cạnh tranh của môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    Trong những năm qua, chúng ta có nhiều cố gắng trong việc đưa các quy
    định của pháp luật đầu tư nước ngoài và các quy định về đầu tư trong nước xích
    lại gần nhau. Một khi còn tồn tại hai hệ thống quy phạm pháp luật riêng điều
    chỉnh đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, thì không thể có khái niệm “sân
    chơi” bình đẳng cho hoạt động đầu tư trong nước, bất kể đó là đầu tư nước ngoài
    hay đầu tư trong nước. Tất nhiên, do hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa
    đủ mạnh, nên nếu phải vào cùng một “sân chơi”, trong cùng một “mặt bằng” với
    các nhà đầu tư nước ngoài, có tiềm lực kinh tế, giàu kinh nghiệm, có công nghệ,
    máy móc thiết bị hiện đại hơn hẳn chúng ta, thì các doanh nghiệp Việt Nam
    không thể cạnh tranh nổi. Chính vì vậy, trước mắt vẫn cần phải có hành lang
    pháp lý riêng cho từng loại đối tượng. Nhưng do xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế
    đang trở thành vấn đề bức xúc và do yêu cầu của việc hội nhập, các quốc gia
    đang dần xoá bỏ sự khác biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Việt
    Nam muốn hoà vào xu thế chung đó thì không có cách nào khác là phải từng
    bước tiến tới mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước
    ngoài. Chúng ta phải tính toán để đưa ra những bước đi thích hợp với trình độ,
    hoàn cảnh và đặc điểm của Việt Nam. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Phương
    hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý
    chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” hiện nay
    mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn đòi hỏi thực tiễn nhằm
    nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

    CHƯƠNG 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
    VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

    1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI
    VIỆT NAM
    Trong đời sống xã hội, pháp luật luôn là một phương tiện quan trọng
    không thể thay thế để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tổ chức, quản lý đời sống xã
    hội, bảo đảm cho xã hội ổn định, phát triển, phù hợp với những mục đích mà
    Nhà nước và xã hội đặt ra. Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
    chủ nghĩa Việt Nam khóa X đã ban hành Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày
    25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa
    xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, trong đó quy định: "Nhà nước Cộng hòa
    xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
    dân, do nhân dân, vì nhân dân"; Điều 12 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Nhà
    nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN".
    Quản lý kinh tế nói chung, quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
    nói riêng, là chức năng cơ bản của Nhà nước ta trong điều kiện cụ thể hiện nay.
    Để thực hiện chức năng này, chúng ta phải nhận thức đúng đắn các quy luật kinh tế
    – xã hội khách quan, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của đất nước và các
    điều kiện quốc tế, xây dựng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, sử
    dụng đồng bộ và hợp lý các công cụ kế hoạch, chính sách và các đòn bẩy kinh tế.
    Trong hệ thống các công cụ và biện pháp quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước
    ngoài, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, được thể hiện ở một số nội dung
    sau đây:
    Thứ nhất, để điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà nước có
    thể và cần phải sử dụng nhiều công cụ, biện pháp và hình thức khác nhau như
    chính sách, kế hoạch đầu tư trực tiếp nước ngoài, đòn bẩy kinh tế, pháp luật đầu tư
    nước ngoài . Tuy nhiên, trong số các công cụ, biện pháp đó, pháp luật đầu tư
    nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi lẽ với những đặc điểm riêng của
    mình, pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của Nhà
    nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô toàn xã hội.
    Thứ hai, pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước, luôn luôn gắn liền với
    Nhà nước và chỉ Nhà nước mới sử dụng công cụ này. Nhà nước điều chỉnh mọi
    quá trình xảy ra trong xã hội và hành vi của con người, trong đó có hoạt động
    đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước được
    thực hiện bằng một cơ chế thực thi pháp luật và nhờ có quyền lực nhà nước, giai
    cấp thống trị thực hiện ý chí của mình, buộc cả xã hội phải tuân theo và phục
    tùng bằng cách đề ra pháp luật và thực hiện pháp luật trên thực tế. Nhà nước điều
    chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng pháp luật. Do đó chỉ có điều
    chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng pháp luật thì quyền lực nhà
    nước mới có ý nghĩa và mới đem lại hiệu quả thiết thực.
    Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nên cũng có thể khẳng
    định, pháp luật đầu tư nước ngoài ra đời từ nhu cầu bảo vệ lợi ích của nhân dân,
    trong đó có lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị.
    Thứ ba, sự phát sinh, phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài phụ thuộc
    hoàn toàn vào ý chí của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, sau khi pháp luật đầu tư
    nước ngoài đã được ban hành, các cơ quan nhà nước phải triệt để tuân thủ trong
    quá trình thực hiện chức năng quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây cũng là
    một trong những nội dung cơ bản của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền
    XHCN Việt Nam hiện nay.
     
Đang tải...