Tài liệu Phương hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật về kkt

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ KKT






    A- VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KKT


    I. KKT ven biển


    - Trong giai đoạn trước mắt tập trung đầu tư, xây dựng phát triển một số KKT có khả năng phát triển mang lại hiệu quả cao, để hình thành các khu đô thị ven biển, làm động lực phát triển kinh tế vùng.


    - Tập trung thu hút đầu tư vào các KKT có cơ sở hạ tầng tốt và có tiềm năng
    phát triển.


    - Tập trung phát triển các dự án động lực hiện đã thu hút được và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong các KKT để làm tiền đề cho việc hình thành khu vực phát triển công nghiệp chiến lược trong các KKT và thu hút các nhà đầu tư khác.


    - Huy động tổng hợp các nguồn vốn (ODA, FDI, ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ .) để tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng trong các KKT để tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các KKT.


    - Phát triển KKT phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất và bảo đảm phát triển bền vững; phát triển KKT phải hướng tới hiện đại; đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả cả quỹ đất, mặt nước và không gian của KKT, phải hướng tới hình thành khu chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽ với phát triển vùng.


    - Phát triển các KKT phải theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể
    và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.


    - Phát triển các KKT phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và yêu cầu an
    ninh, quốc phòng.


    - Mục tiêu phát triển: Phấn đấu đến năm 2020, các KKT ven biển đóng góp vào tổng GDP của cả nước khoảng 15 – 20% và tạo việc làm phi nông nghiệp cho khoảng 1,3 -1,5 triệu người.

    II. KKT cửa khẩu


    - Phát triển KKTCK bền vững và gắn liền với việc xây dựng và phát triển mối quan hệ chính trị hữu nghị, ổn định, bền vững giữa nước ta với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước qua các KKTCK.


    - Phát triển kinh tế cửa khẩu và KKTCK trong chiến lược và kế hoạch dài hạn, theo thứ tự ưu tiên trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể và phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia.


    - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế cửa khẩu với phát triển nguồn nhân lực, đồng bộ với quy hoạch nguồn nhân lực, quy hoạch các công trình hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao, khu dân cư .).


    - Phát triển kinh tế cửa khẩu và KKTCK phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và yêu cầu an ninh, quốc phòng.


    - Phát triển các KKTCK trên các khu vực biên giới trở thành các vùng kinh tế động lực của từng tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia, trong đó chú trọng xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng, mô hình tổ chức quản lý, cơ chế, chính sách cho 9 KKTCK: Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn, Khu Kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, Cầu Treo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp


    - Mục tiêu phát triển: Phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các KKT CK đạt 42 – 43 tỷ USD, đón được 7,8 – 8 triệu lượt khách du lịch từ các nước vào Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước láng giềng.


    B- PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ KKT


    I. Định hướng chung


    - Có chính sách hỗ trợ cho công nhân làm việc tại KKT về nhà ở, việc làm nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân, bảo đảm cuộc sống ổn định, phù hợp với mặt bằng thu nhập hiện nay.


    - Nghiên cứu chính sách đối với việc phân loại, phân cấp quản lý đối với KKT để có hướng đầu tư, phát triển nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao; nâng cao quyền chủ động và huy động được tối đa nguồn lực của địa phương.


    - Các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 29/2008/NĐ-CP theo ngành, lĩnh vực quản lý, đặc biệt là hướng dẫn việc ủy quyền cho Ban quản lý KKT trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong KKT.

    - Rà soát, điều chỉnh đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật về chức năng quản lý nhà nước của Ban quản lý KKT trên các lĩnh vực để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống văn bản quản lý nhằm phát huy hiệu quả và có hiệu lực. Đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể các lĩnh vực chưa quy định rõ như: thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.


    - Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia cho các KKT ven biển Việt Nam tại nước ngoài vào thời điểm thích hợp, trước mắt có thể xây dựng trang Web chung cho các KKT để quảng bá thương hiệu KKT ven biển Việt Nam.


    - Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2008/NĐ-CP để giải quyết
    kịp thời một số vướng mắc trong quản lý KCN, KKT.


    II. Một số đề xuất cụ thể


    1. Về chính sách thuế


    a) Về chính sách ưu đãi thuế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...