Tiểu Luận Phương hướng, Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam gi

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Tài nguyên thiên nhiên, tiền vốn, nhân lực là những nguồn lực vật chất nội tại cơ bản cho sự phát triển của mối quốc gia. Ngày nay lợi thế so sánh của sự phát triển nhanh đang chuyển dần từ yếu tố giầu tài nguyên tiền vốn, giá nhân công sang lợi thế trình độ trí tuệ, tri thức cao của con người. chất xám trở thành nguồn vốn lớn và quý giá, là nhân tố quyết định của sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Việt nam là một nước đông dân với dân số trẻ, số người trong tuổi lao động chiếm đến 60% tổng dân số trong khi người Việt nam lại có truyền thống cần cù ham học và ý chí tự lực tự cường. Có thể nói đây là một trong các lợi thế so sánh của ta trong quá trình hội nhập. Bởi vì, trong nhiều nguồn lực khác nhau thì nguồn nhân lực giữ vị trí trung tâm, đóng vai trò quyết định sự thành công của quá trình CNH - HĐH đất nước. Những nguồn lực khác như tài nguyên thiên nhiên nếu khai thác mãi sẽ bị cạn kiệt, còn nhân lực với trí tuệ của nó là vô giá có thể tự nẩy sinh và tự tái sinh. Hơn thế nữa, trong cuộc sống con người luôn mong muốn và bằng mọi cách để phát triển toàn diện và hoàn thiện mình. Chính con người tạo ra vốn, lập kế hoạch để khai thác sử dụng tài nguyên một cách tối ưu, xây dựng các cơ sở vật chất, phát minh ra các nguồn lực mới. Hoạt động của con người là hoạt động sáng tạo với kinh nghiệm và tri thức của mình, con người tổ chức sử dụng các nguồn lực khác để tạo thành một hệ thống động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Nhận thức rõ vai trò của nguồn nhân lực với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, Đảng và nhà nước ta đã xây dựng chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực. Do đó thấy được tầm quan trọng của vấn đề này nên trong quá trình thực tập tại Ban phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô - Viện chiến lược phát triển - Bộ kế hoach đầu tư, được sự giúp đỡ của cán bộ trong ban cũng như giáo viên hướng dẫn tôi tập trung nghiên cứu đề tài: “Phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế của Việt nam giai đoạn 2001-2005”.
    Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài này chỉ trình bầy một số phương hướng, giải pháp cơ bản chủ yếu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ở Việt nam.

    PHẦN I
    SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM.

    I. Nguồn nhân lực, nguồn lao động.
    1. Khái niệm:
    - Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được đánh giá trên hai mặt: Về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động và thời gian lao động có thể huy động được của họ. Về chất lượng nguồn nhân lực thì đó chính là trình độ chuyên môn và sức khoẻ của người lao động. Việc qui định cụ thể độ tuổi lao động của mỗi nước là khác nhau tuỳ theo yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển của mỗi nước.
    - Nguồn lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi qui định thực tế có tham gia lao động( đang có việc làm) vầ những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Cũng như nguồn nhân lực nguồn lao động được biểu hiện trên hai mặt: Số lượng và chất lượng. Như vậy theo khái niệm nguồn lao động thì có một số người được tính vào nguồn nhân lực nhưng lại không phải nguồn lao động. Đó là những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm việc làm, những người đang học, những người làm nội trợ trong gia đình mình và những người thuộc tình trạng khác (nghỉ hưu trước tuổi qui định)
    2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động.
    2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng nguồn lao động.
    Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến số lượng nguồn lao động nhưng có 4 nhân tố cơ bản sau:
    2.1.1 Dân số
    Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định đến số lượng nguồn lao động,
    qui mô và cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô và cơ cấu của
    nguồn lao động . Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số là phong tục, tập quán của từng nước, trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế và chính sách của từng nước đối với vấn đề hạn chế hoặc khuyến khích sinh đẻ.
    Tình hình dân số trên thế giới có sự khác nhau giữa các nước. Nhìn chung các nước phát triển có mức sống cao thì tỷ lệ tăng dân số thấp ngược lại những nước kém phát triển thì tỷ lệ tăng dân số cao. Mức tăng bình quân của Thế giới hiện nay là 1,8%. Ở các nước Châu Âu thường ở dưới mức 1% trong khi đó ở các nước Châu Á là 2-3% và các nước Châu Phi là 3-4%. Ở Việt Nam, theo tổng điều tra dân số 1/4/1999 dân số trung bình cả nước có 76,9 triệu người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động có gần 44,8 triệu người, tăng thêm 14,3 triệu người so với năm1989, nhịp độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 1990- 1999 là 3,9 %. Với dân số đứng thứ hai ở Đông Nam Á ( sau Inđonêxia) và đứng thứ mười ba trong số hơn 200 nước trên thế giới và trong khu vực, đồng thời cũng là nước có nguồn nhân lực dồi dào thứ hai trong khu vực. Điều này chứng tỏ nguồn nhân lực là tiềm năng quí báu để phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

    [​IMG]
     
Đang tải...