Luận Văn Phương hướng, giải pháp Phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh kiên giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm qua, du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng đã và đang phát triển nhanh chống trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, trong những năm gần đây DLST như một hiện tượng và xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của các nước trên thế giới. Bởi đó, không chỉ là một loại hình du lịch thiên nhiên hấp dẫn mà còn là du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng có tính chất toàn cầu của DLST đối với bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội nên ngày du lịch thế giới 27-9-2002 được Tổ chức Du lịch thế giới chọn chủ đề “Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững” và Liên Hiệp Quốc đã quyết định lấy năm 2002 làm năm quốc tế về DLST.
    Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu, một hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định:
    Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước [9, tr.178].
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch” [10, tr.202].
    Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001- 2010 được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22.7.2002 đã xác định: DLST là một trong hai định hướng ưu tiên phát triển góp phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
    Du lịch là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong thu nhập quốc dân. Trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì du lịch nói chung, DLST nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng. DLST là hình thức du lịch đặc thù, du lịch có trách nhiệm với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội, được du khách quốc tế và trong nước rất quan tâm.
    Tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng Tây Nam Bộ - một trong những khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch của Việt Nam. Tỉnh Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi: Có rừng, có biển, có hải đảo có đồi núi, đồng bằng, danh lam thắng cảnh đẹp và hệ sinh thái phong phú; tiềm năng kinh tế tương đối đa dạng, đã tạo ra một lợi thế về du lịch rất lớn. KDTSQ của tỉnh Kiên Giang được UNESCO công nhận là KDTSQ thế giới (năm 2006). Đó là điều kiện thuận lợi để tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng.
    Lịch sử Kiên Giang gắn liền với truyền thống cách mạng anh hùng của cả nước, có đường biên giới dài, nơi đây là căn cứ cách mạng, sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc. Chính điều này tạo ra lợi thế về du lịch.
    Đại hội Đảng bộ Tỉnh Kiên Giang lần thứ VIII đã khẳng định: Tập trung đầu tư ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững. Thực hiện nghị quyết của Tỉnh Ủy về phát triển Phú Quốc thành khu DLST chất lượng cao của cả nước và khu vực, đồng thời phát triển đồng bộ các vùng du lịch trọng điểm khác của tỉnh [7, tr.55-56].
    Du lịch nói chung và DLST nói riêng được Tỉnh xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, lợi thế so sánh quan trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
    Trong những năm qua, du lịch của tỉnh Kiên Giang đã phát triển nhanh chống và ngày càng thu hút thêm nhiều du khách nội địa quốc tế. Tiềm năng du lịch của tỉnh Kiên Giang đặc biệt là biển, đảo, rừng, cảnh quan thiên nhiên đã từng bước khai thác có hiệu quả. Thực tế cho thấy, tiềm năng DLST ở tỉnh Kiên Giang là rất lớn. Nhưng trong thời gian qua, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan việc khai thác du lịch ở đây chưa xứng tầm. Lượng khách du lịch đến Kiên Giang còn ít, chỉ mang tính tự phát, các trung tâm lữ hành các tỉnh và trong nước chưa quan tâm đúng mức.
    Sản phẩm du lịch là yếu tố quyết định sự thành công của một điểm du lịch. Nếu được quan tâm đúng mức, đầu tư xứng tầm, sự phối hợp đồng bộ, khai thác kịp thời, hợp lý, DLST ở tỉnh Kiên Giang sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
    Do đó, việc nghiên cứu DLST là một trong những vấn đề bức xúc. Đồng thời, việc nghiên cứu này còn đóng góp, bổ sung nhận thức và sự vận dụng phát triển của DLST nói chung. Vì vậy tôi chọn đề tài “Phương hướng, giải pháp Phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh kiên giang” làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
    2. Tình hình nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...