Luận Văn Phương Hướng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Và Sử Dụng Vốn Xoá Đói Giảm Nghèo Ở Tỉnh Kon Tum

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Vốn là một phạm trù kinh tế trong nền kinh tế thị trường, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển, vốn vừa là phương thức, vừa là điều kiện để thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội; vốn tạo ra khả năng huy động, sử dụng và khai thác tốt mọi nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần xoá đói giảm nghèo (XĐGN), thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Kon Tum là một tỉnh miền núi, nền kinh tế cơ bản vẫn là nông nghiệp. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém và thiếu đồng bộ. Trình độ dân trí thấp, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vùng sâu, vùng xa gặp nhiều thiếu thốn. Vì vậy, vốn trở thành nhân tố có tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài để đầu tư phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu XĐGN bền vững, tạo ra việc làm, nâng cao mức sống cho đồng bào DTTS.
    Những năm qua Đảng và Nhà nước đã chú trọng đầu tư, hỗ trợ vốn XĐGN thông qua các nghị quyết, chương trình như: Quyết định 656/TTg của Thủ tướng Chính phủ: về phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên; Chương trình 134, 135, 139 , là nhằm mục đích phát triển kinh tế-xã hội, XĐGN. Thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, Kon Tum đã có những chủ trương, biện pháp sát thực, tích cực huy động và hỗ trợ vốn đầu tư để XĐGN, nhờ đó đời sống của đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực. Song, nguồn vốn đã huy động được rất hạn chế so với nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS, nhưng đầu tư dàn trải, manh mún, hiệu quả chưa cao. Đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa cái đói, cái nghèo vẫn đeo đẳng mãi ở một bộ phận không nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo cao 38,63% [13, tr.107]. Vấn đề đặt ra, cần xây dựng những giải pháp đúng đắn để huy động và sử dụng vốn từ các chương trình XĐGN phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội mà Đại hội X của Đảng đề ra: đầu tư mạnh hơn cho các chương trình XĐGN nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào DTSS [16, tr.90], là đòi hỏi bức thiết cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh-quốc phòng. Thực hiện mục tiêu trên, chính là ước nguyện của Bác Hồ, Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [29, tr.161].
    D o vậy, nghiên cứu “Phương Hướng, Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Và Sử Dụng Vốn Xoá Đói Giảm Nghèo Ở Tỉnh Kon Tum” được chọn làm luận văn Thạc sỹ kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...