Luận Văn Phương hướng đổi mới quản lý Doanh nghiệp dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội 9 & nghị quyết TW 3 khóa

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương hướng đổi mới quản lý Doanh nghiệp dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội 9 & nghị quyết TW 3 khóa 9 Đảng cộng Sản


    LỜI MỞ ĐẦU

    Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX , nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập , tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa , có quan hệ quốc tế rộng rãi , có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới . Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước , làm chủ xã hội , đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn , lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước . Vai trò quản lý của nhà nước vô cùng quan trọng . Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật , do vậy quản lý nhà nước sẽ không có hiệu quả khi chính sách , pháp luật không phù hợp với thực tiễn , không đi vào cuộc sống . Chính sách , pháp luật phù hợp , đúng đắn không những là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội có hiệu quả mà còn góp phần thúc đẩy xã hội phát triển . Ngược lại chính sách , pháp luật không phù hợp và lạc hậu với thực tiễn không những làm giảm hiệu quả quủan lý nhà nước mà còn kìm hãm sủ phát triển của xã hội . Điều này càng phù hợp những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh . Nếu các doanh nghiệp biết vận dụng các đường lối , chính sách của Đảng và nhà nước cho thích hợp với tình hình thực tế của doang nghiệp mình thì hiệu quả kinh doanh càng cao . Để hiểu rõ hơn về vấn đề này , em sẽ nghiên cứu đề tài tiểu luận
    “Phương hướng đổi mới quản lý doanh nghiệp dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội IX và nghị quyết trung ương III khoá IX Đảng cộng sản Việt Nam “.



    NỘI DUNG
    1. Thực trạng tìng hình đất nước ta trong những năm qua - nguy cơ và thách thức .
    Những năm qua , bên cạnh một số thuận lợi , nước ta còn gặp nhiều khó khăn : những yếu kém vốn có của nền kinh tế , những thiên tai lớn liên tiếp , cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế ở một số nước châu Á , tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp . Trong hoàn cảnh đó , toàn Đảng và toàn dân ta ra sức thực hiện nghị quyết đại hội VIII , đạt được những thành tựu quan trọng : kinh tế tăng trưởng khá , tổng sản trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm 7% . Nông nghiệp phát triển liên tục . Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 13,5% . Hệ thống kết cấu hạ tầng bưu chính - viễn thông , đường sá , cầu , cảng , sân bay , điện , thuỷ lợi . được tăng cường . Các ngành dich vụ , xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển . Văn hóa xã hội có những tiến bộ , đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện . Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định , quốc phòng và an ninh được tăng cường . Công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng được chú trọng , hệ thống chính trị được củng cố . Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng , hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt . Những thành tựu trên đã tăng cường sức mạnh tổng hợp , làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân , củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa , nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế . Tuy nhiên , chúng ta vẫn còn có những yếu kém , khuyết điểm sau : nền kinh tế phát triển chưa vững chắc , hiệu quả và sức cạnh tranh thấp . Một số vấn đề văn hoá xã hội bức xúc và gay gắy chậm được giải quyết . Cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển .
    Thế kỷ XXI tiếp tục có nhiều biến đổi . Khoa học và công nghệ có những bước tiến nhảy vọt . Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất . Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan , lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia , vừa có mặt tích cực , vừa có mặt tiêu cực , vừa có hợp tác , vừa có đấu tranh . Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương . Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình . Trong một vài thập kỷ tới , ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới . Nhưng chiến tranh cục bộ , xung đột vũ trang , xung đột dân tộc , tôn giáo , chaỵ đua vũ trang , hoạt động can thiệp lật đổ , khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng . Hoà bình , hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn , phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia dân tộc . Cuộc đấu tranh vì hoà bình , độc lập dân tộc , dân chủ , dân sinh , tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có những bước tiến mới , Khu vực Đông Nam Á , châu Á-Thái Bình Dương , sau khủng hoảng tài chính - kinh tế , có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định . Những nét mới ấy trong tình hình thế giới và khu vực tác động mạnh mẽ đến tình hình nước ta . Trước mắt nhân dân ta là những cơ hội và thách thức lớn . Ngày nay , thế và lực của nước ta đã lớn mạnh lên nhiêù . Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường . Đất nước còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên , lao động . Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định . Môi trường hoà bình , sự hợp tác , liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới taọ điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh tranh thủ ngoại lực . Đó là cơ hội lớn . Đồng thời , đất nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức . Bốn nguy cơ mà Đảng ta từng chỉ rõ – tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trên khu vực và trên thế giới , chệch hướng xã hội chủ nghĩa , nạn tham nhũng và tệ quan liêu , “diễn biến hôa bing do các thế lực thù địch gây ra - đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp , đan xen , tác động lẫn nhau , không thể xem nhẹ nguy cơ nào . Điều cần nhấn mạnh là tìng trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị , đạo đức , lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ , đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối , chủ trương , chính sách của Đảng , gây bất bình và giảm lòng tin của nhân dân ; nước ta vẫn còn là nước kinh tế kém phát triển , mức sống nhân dân còn thấp , trong khi đó cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt , nếu chúng ta không nhanh chóng vươn lên thì sẽ càng tụt hậu xa hơn về kinh tế .
    2. Phương hướng đổi mới quản lý doanh nghiệp dưới ánh sáng nghị quyết đại hội IX và nghị quyết trung ương III khoá IX Đảng cộng sản Việt Nam
    Xuất phát từ tình hình hiên nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới , đường lối kinh tế của Đảng ta được xác định là : Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiên đại hoá , xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ , đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp , ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất , đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa , phát huy cao độ nội lực , đồng thời tranh htủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh , có hiệu quả và bền vững , tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá , từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân , thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội , bảo vệ và cải thiện môi trường , kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh .
    Đảng ta chủ trương thực hiên nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần , đổi mới , hoàn thiện khung pháp lý , tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế




     
Đang tải...