Tiểu Luận Phương hướng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương hướng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

    LỜI NÓI ĐẦU

    Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh là một trong những đòi hỏi hết sức cần thiết. Để kinh doanh các doanh nghiệp phải thực hiện đồng thời nhiều nghiệp vụ như mua hàng, dự trữ, bảo quản, bán hàng, . Nhưng trong các nghiệp vụ đó tiêu thụ sản phẩm được coi là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất, nó ảnh hưởng đến kết quả của việc kinh doanh và thành bại của một doanh nghiệp. Ngày nay, khi mà quyền quyết định thuộc về khách hàng thì tiêu thụ sản phẩm trở nên ngày càng khó khăn hơn. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau hết sức khốc liệt, khả năng cung ứng hàng hoá ra thị trường của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Khác hẳn với trước đây, trên thị trường có rất nhiều người bán những sản phẩm tương tự nhau để thoả mãn nhu cầu của khách hàng và những nhu cầu đó ngày càng được đòi hỏi thoả mãn ở mức độ cao hơn. Khách hàng luôn tìm mọi cách để tối ưu hoá lợi ích tiêu dùng, còn doanh nghiệp thì mục tiêu của họ là lợi nhuận. Doanh nghiệp nào có sản phẩm được khách hàng chấp nhận thì doanh nghiệp đó bán được hàng hoá, tồn tại và phát triển. Khách hàng không chấp nhận sản phẩm của ai người đó không bán được hàng và phá sản. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thể nào vừa thoả mãn được tốt nhất nhu cầu của khách hàng nhưng lại phải thu được lợi nhuận cao nhất. Lợi nhuận vừa là mục tiêu trước mắt vừa là mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Nhưng để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp cần phải thực hiện một mục tiêu trung gian. Đó là tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm của mọi nhà kinh doanh, mọi doanh nghiệp trong mọi thời kì. Các nhà kinh doanh luôn tìm mọi cách để làm cho sản phẩm của mình trở thành hàng hoá trên thị trường. Điều đó có nghĩa là làm cho người tiêu dùng tự nguyện, chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp. Vấn đề cốt lõi không phải người tiêu dùng chấp nhận một lần mà nhiều lần, không phải nhất thời mà mãi mãi.
    Đối với nước ta và bất kì nước nào trên thế giới vấn đề thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm đang là vấn đề lớn đòi hỏi phải được giải quyết.Có thể khẳng định rằng hầu hết các doanh nghiệp nước ta chưa có chiến lược tiêu thụ. Một số doanh nghiệp có xây dựng chiến lược nhưng thiếu căn cứ khoa học, kém khả thi và nhiều khi mang tính hình thức. Rất ít doanh nghiệp có chiến lược khả thi thích nghi được với thị trường và gặt hát được nhiều thành công. Nhà nước cũng cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện thành công được nhiệm vụ này.

    MỤC LỤC
    Lời nói đầu 0
    Phần nội dung 2
    I- Xung quanh vấn đề tiêu thụ sản phẩm 2

    1- Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm: 2
    2- Vai trò của tiêu thụ sản phẩm: 2
    3- Nội dung của tiêu thụ sản phẩm: 4
    II- Phương hướng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 6
    1- Phương hướng trong nghiên cứu mở rộng thị trường: 7
    2. Nghiên cứu và xác định rõ nhu cầu của khách hàng: 7
    3. Trong định mức dự trữ thành phẩm: 8
    4- Phương hướng trong lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm: 9
    5- Phương hướng về sản phẩm: 10
    6- Phương hướng trong việc xúc tiến: 13
    7- Phương hướng về giá cả: 17
    8- Phương hướng trong vấn đề dịch vụ: 19
    III- Thực tế ở Việt Nam 22
    1- Tình chung về tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp Việt Nam: 22
    2- Vấn đề sử dụng các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà: 23
    3- Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ sản phẩm điện tử của các doanh nghiệp ở Việt Nam và biện pháp thúc đẩy: 26
    4- Thực trạng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: 30
     
Đang tải...