Luận Văn Phương hướng bồi dưỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh trung học phổ thông

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lí do chọn đề tài
    Trong quá trình dạy học văn, muốn đạt được chất lượng, hiệu
    quả là phải phát huy tính tích cực và vai trò chủ động của học sinh,
    "coi học sinh là bạn đọc sáng tạo". Dĩ nhiên điều mong muốn đó
    còn phụ thuộc vào yếu tố người dạy, người học, chương trình sách
    giáo khoa và những tác động của môi trường xã hội, gia đình, v.v.
    Nhưng điều tiên quyết là năng lực khám phá, thưởng thức, tiếp
    nhận tri thức văn học của học sinh trong học tập.
    Việc bồi dưỡng năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học cho học sinh
    là một việc làm thường xuyên ở các giờ dạy học văn trong các trường
    THPT. Việc bồi dưỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cũng là công việc
    cần thiết để nâng cao chất lượng học tập. Đây là thể thơ có đời sống, sức
    sống đặc trưng mà lâu nay chúng ta vẫn đồng hoá với việc dạy và học thơ
    nói chung. Thơ tự do với đặc trưng thể loại, đòi hỏi phải có phương
    hướng, biện pháp chiếm lĩnh riêng. Điều đó đã đặt ra vấn đề phải tìm
    phương hướng bồi dưỡng năng lực tiếp nhận thơ tự do cho học sinh
    Trung học phổ thông.
    II. Lịch sử vấn đề
    Về thơ tự do, trong phong trào Thơ mới có nhiều ý kiến cho rằng thơ
    mới chính là thơ tự do, một thể thơ đã phá bỏ những luật thơ truyền thống.
    Nhưng cũng ngay trong thời kì ấy tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam,
    Hoài Thanh nhận định: "Thơ tự do chỉ là phần nhỏ của thơ mới. Trong
    phong trào Thơ mới trước hết là một cuộc thử nghiệm táo bạo để định lại giá
    trị của những khuôn phép xưa". Như vậy, thơ tự do là một loại thể
    riêng, được khai sinh trong phong trào Thơ mới. Trước một năm ra
    đời cuốn Thi nhân Việt Nam, năm 1941, trên hai tờ báo Tiếng dân
    Dân báo có cuộc bút chiến về "vấn đề thơ cũ, thơ mới" giữa hai ông
    Phan Khôi và Huỳnh Thúc Kháng. Sau cuộc bút chiến ấy, cũng như sau
    những cuộc bút chiến trước, người ta vẫn không biết rõ thơ tự do hay thơ
    mới là gì. Sau đó Tạp chí Tri tân, số 9 – 10, 1941 cho đăng bài Thơ tự do
    của Lê Thanh để giải thích về thơ tự do. Trong bài viết, ông Lê Thanh
    đã chỉ ra nguồn gốc thơ tự do, định nghĩa và điệu thơ. Những vấn đề
    2
    đó là cơ sở cho các nhà nghiên cứu sau này tiếp bước. Trong cuộc
    tranh luận thơ ở Việt Bắc năm 1949, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã bảo
    vệ quan điểm sáng tác của mình khi ông làm thơ không vần, làm thơ
    câu dài, câu ngắn và không theo một hình thức thơ có sẵn ; đó là thơ
    tự do. Quan điểm của ông bị không ít các nhà thơ, nhà văn trong hội
    nghị phản đối. Đến năm 1969, tác giả Bằng Giang cho ra mắt đọc giả
    cuốn sách Từ thơ mới đến thơ tự do (Nhà xuất bản Phù sa, Sài Gòn),
    đã nhấn mạnh về sự ra đời của thể thơ này bằng cách dẫn ý của Đại
    Mạch, người dẫn mục Tin Thơ trong tạp chí Đời mới, số 59, 1953:
    "Thơ tự do khác thơ mới ở nội dung, chứa đựng những rung cảm mới
    của con người mới và hình thức không bị câu thúc bởi câu, chữ, vần
    điệu như thơ mới". Năm 1971, hai tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà
    Minh Đức trong cuốn Thơ ca Việt Nam, hình thức thể loại, (Nhà xuất
    bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971) đã tổng kết, nhận diện các thể thơ
    Việt Nam, trong đó có đề cập đến thơ tự do. Về đặc trưng thể loại, tác
    giả chuyên luận chưa bàn một cách cụ thể rõ ràng, song đã xác định
    được dấu ấn ra đời của nó, đó là thể thơ được ra đời từ phong trào Thơ
    mới. Trong xu thế phát triển của thời đại, thơ tự do đã bắt mạch vào
    đời sống, đã khẳng định được vị thế của mình, trên báo Văn nghệ, số
    tháng 9 năm 1994, tác giả Trần Thanh Đạm viết: "Phong trào Thơ
    mới nổi lên lúc đầu như là một cuộc cải cách về hình thức nghệ thuật
    thơ, tức là về thi pháp, một cuộc vận động cởi trói cho thơ khỏi những
    ràng buộc của các khuôn phép cũ, nhất là của thể Đường luật, được
    xem là tiêu biểu cho thơ cũ. Đồng thời, đó cũng là sự đề xuất ra các
    thể thức mới cho thơ, trước hết là thơ tự do" (Thơ mới 1932 – 1945 và
    thơ hôm nay). Cùng năm 1994, trên báo Văn nghệ, GS. TS Trần Đình
    Sử có bài Hành trình thơ Việt Nam hiện đại, đã thuyết phục người
    đọc bằng những số liệu cụ thể về sự phát triển của thơ tự do. Giáo sư
    đã thống kê trong tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985 (Nhà xuất bản Văn
    học, 1985), có 98 bài thơ tự do trên tổng số 213 bài thơ. Vượt qua nhạc
    tính bề ngoài để đi vào nhịp điệu bên trong, thơ tự do đã chiếm tỉ lệ cao,
    đặc biệt trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Những nhà thơ
    thời ấy đều làm theo thiên hướng thơ tự do như Nguyễn Đình Thi, Tố
    Hữu, Hồng Nguyên, Trần Mai Ninh, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Văn Cao, .
    Trong sự hiện diện của thơ tự do trên diễn đàn thi ca Việt Nam, cùng
    3
    đồng thời là xuất hiện hàng loạt bài nghiên cứu phê bình về thể thơ này.
    Chẳng hạn những bài Hai vấn đề liên quan của Mai Ngọc Chừ, trong
    sách Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng của ngôn ngữ học (Nhà xuất bản
    Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1991) ; Từ thơ tự do đến
    thơ văn xuôi của Vũ Duy Thông, trong sách Cái đẹp trong thơ kháng
    chiến Việt Nam 1945 – 1975 (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998), . Ngoài ra
    còn rất nhiều bài nghiên cứu về thơ của các tác giả khác, nhưng các tác
    giả chỉ điểm đến thơ tự do một cách khái quát. Theo sát con đường phát
    triển của thơ trong giai đoạn văn học hiện đại, GS. TS Mã Giang Lân
    đã có những đánh giá về phương diện nội dung và hình thức của thơ
    tự do: "Từ năm 1945 về sau, thơ Việt Nam phát triển phong phú, trong
    đó thơ tự do chiếm một vị trí quan trọng và trở thành một thể thơ quen
    thuộc, gần gũi với mọi người". Trong chống Mĩ cứu nước và xây dựng
    chủ nghĩa xã hội, thực tế đất nước không ngừng biến đổi. Những chiến
    công vang dội của hai miền, những con người mới mang phẩm chất anh
    hùng, những nếp sống và tư tưởng tình cảm mới đã tác động đến nội
    dung và hình thức thơ. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp thơ tự do
    phát triển ở hai dạng hợp thể biến thể. Vào những năm chống Mĩ thơ
    tự do chuyển mạnh sang phá thể. Xu hướng thơ tự do phát triển trong xã
    hội hiện đại đã tạo điều kiện cho suy nghĩ sáng tạo của mỗi nhà thơ.
    Chúng tôi có thể nhận ra các ý chung nhất từ các bài nghiên cứu như sau:
    – Thơ tự do không bị câu thúc bởi số lượng câu chữ, vần điệu, cấu
    trúc bài thơ biến đổi linh hoạt, cởi mở theo cảm xúc, hình thức thơ không
    gò ép niêm luật như thơ truyền thống, thơ Đường luật.
    – Thơ tự do ra đời từ phong trào Thơ mới, trong quá trình phát triển,
    thơ tự do luôn phản ánh được hiện thực xã hội và thể hiên được nhịp điệu
    của cuộc sống hằng ngày đang diễn ra.
    – Xu thế phát triển của thơ tự do ngày càng lớn mạnh, phong
    phú, và sẽ trở thành một thể thơ chính của thơ Việt Nam hiện đại.
    Có nhiều ý kiến bàn về thơ tự do, nhưng các bài viết chưa đẩy tới
    điểm mút của thể loại. Mỗi bài viết chỉ khởi dậy một ý, nên không
    làm bộc lộ đầy đủ đặc trưng về thể loại.
    Về vấn đề dạy thơ, từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu lí
    luận, các nhà giáo, các nhà lí luận dạy học văn quan tâm nghiên cứu.
    4
    Nhưng với thể loại thơ tự do nói riêng và dạy thơ tự do lại chưa được
    nhiều người quan tâm. Lẽ dĩ nhiên, thơ tự do cũng nằm trong loại thể
    thơ nói chung nên việc dạy và học, phân tích, bình giá cũng có thể theo
    cách chung của thơ. Thuật ngữ "thơ tự do" là một thuật ngữ mới ở Việt
    Nam, xuất hiện trong phong trào Thơ mới (1932 – 1945), nên quan
    niệm về thơ tự do cũng còn nhiều ý kiến chưa thống nhất.
    Năm 1971, PGS Trần Thanh Đạm đã bàn cụ thể về "Thơ và
    giảng dạy thơ" trong cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo thể loại.
    Trong bài viết, tác giả đã đề cập đến đặc điểm của thơ cách luật và
    thơ tự do. Nhưng khi hướng dẫn các phương pháp, biện pháp phân
    tích thơ, tác giả chưa đề cập con đường riêng để phân tích thơ tự do
    và thơ cách luật. Cả hai loại thơ đều có những thao tác chung, nên
    các bước, phương hướng phân tích thơ tự do vẫn chưa có được tiếng
    nói riêng.
    Về việc dạy thơ, năm 1978 GS. Phan Trọng Luận đã bàn rất rõ
    trong cuốn Phương pháp phân tích tác phẩm trong nhà trường. Một
    cuốn sách được viết công phu, có tính phương pháp luận, Giáo sư rất
    hứng thú bàn về công việc phân tích tác phẩm "Năng lực phân tích
    khám phá càng cao càng giúp cho phát hiện được nhiều khía cạnh
    phong phú bất ngờ của thế giới vi mô trong tác phẩm". Dựa trên năng
    lực phân tích tác phẩm văn chương ấy, bạn đọc có nhiều ý tưởng khác
    nhau về năng lực phân tích thơ: Thất ngôn bát cú, thơ lục bát, hay thơ
    tự do .
    Từ những năm 1990 trở lại đây, GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng
    đã viết nhiều công trình khoa học nghiên cứu phương pháp giảng
    dạy tác phẩm văn chương nói chung, tác phẩm trữ tình nói riêng trong
    các cuốn sách: Văn học tầm nhìn và biến đổi (Nhà xuất bản văn học,
    Hà Nội, 1996), cuốn Hiểu văn dạy văn (Nhà xuất bản Giáo dục,
    2000), Đọc và tiếp nhận văn chương (Nhà xuất bản Giáo dục, 2002).
    Từ cách nhận diện "Nội dung quyết định phương pháp, đúng nhưng
    chưa đủ. Chính khoa học phương pháp cũng quyết định lựa chọn và
    khai thác nội dung". Giáo sư chỉ rõ: "Nắm vững tính chất và đặc điểm
    độc đáo của thể loại tác phẩm trữ tình là tiền đề quan trọng cho việc
    tiếp tục suy nghĩ về các chỉ dẫn và kết luận về phương pháp" và "cần
    5
    điểm lại đặc điểm thể loại và thi pháp tác phẩm trữ tình để định
    hướng phương pháp". Những luận điểm khoa học đó đã đặt nền móng
    cho việc dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại, đặc biệt là tác
    phẩm thơ trữ tình.
    Năm 1998, PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương trong cuốn
    Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường phổ thông trung
    học (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998), đã đi sâu vào vấn đề tiếp nhận văn
    học, vấn đề tác động của tác phẩm đối với bạn đọc. Từ đó hướng dẫn
    bạn đọc tiếp nhận tác phẩm theo thể loại: truyện, thơ, kịch, . Tuy
    không đi sâu vào tìm hiểu cách thức tiếp nhận thơ tự do, nhưng trên cơ
    sở tìm hiểu, hướng dẫn tiếp nhận tác phẩm thơ cổ theo đặc trưng loại
    thể, tác giả đã gợi mở phương hướng cho đề tài phát triển. Trong cuốn
    Dạy học văn ở trường phổ thông (Nhà xuất bản Giáo dục, 2000), tác
    giả đặt ra vấn đề phải định hướng phân tích tác phẩm văn chương theo
    đặc trưng thể loại nhằm khai thác những tiềm năng tác động của tác
    phẩm và nhằm phát huy "nội lực" cũng như vai trò chủ thể của học
    sinh. Tác giả đã phân tích bình giá một số bài thơ tự do. Điều đó đặt cơ
    sở cho cách dạy học thơ tự do.
    Tìm những giải pháp hướng dẫn học sinh và bạn đọc tiếp cận,
    khám phá tác phẩm là trăn trở của những tác giả công trình nghiên
    cứu về lí luận và phương pháp dạy học văn. Định hướng cho học sinh
    tiếp nhận tác phẩm văn học, trong cuốn sách Nghệ thuật đọc diễn
    cảm, PGS. TS Vũ Nho đã có những giải pháp tìm hiểu thơ qua việc
    đọc. Với thơ tự do, tác giả đã nhấn mạnh, đây là thể thơ không bị quy
    định bởi số lượng từ ngữ, nhưng nhịp điệu là yếu tố dễ nhận thấy, nên
    khi đọc phải truyền đạt được nhịp điệu, chất nhạc của thơ. Nhịp điệu
    là một đặc trưng cơ bản của thơ tự do, đọc ra âm hưởng của nhịp điệu
    là đã tham gia vào quá trình cảm thụ và tiếp nhận. Những năm gần
    đây việc đọc tác phẩm được quan tâm và được hiểu theo nghĩa rộng
    hơn. Đọc không chỉ là một hoạt động của mắt hay của miệng phát
    âm, mà trong đọc đã có hoạt động phân tích, thẩm bình. Hình thành lí
    thuyết đọc – hiểu đối với thế giới không phải là mới, nhưng ở Việt
    Nam là bắt đầu một con đường, cách thức để đánh giá tác phẩm.
    6
    Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn đã theo sát chương trình Ngữ văn Trung học
    cơ sở và Trung học phổ thông và cập nhật nghiên cứu, trình hệ thống
    sách đọc – hiểu. Trong đó có bài nghiên cứu về Đọc – hiểu tác phẩm
    thơ trữ tình. Đọc – hiểu theo loại thể là vấn đề đang được các nhà sư
    phạm quan tâm, những người biên soạn sách giáo khoa cũng rất chú
    trọng, thấy đó là một phương pháp mới trong dạy và học văn. Và luận
    án của chúng tôi cũng không nằm ngoài những vấn đề đang được quan
    tâm đó. Luận án mạnh dạn đề xuất phương hướng bồi dưỡng năng lực
    tiếp nhận thơ tự do trong chương trình THPT cho học sinh, với mong
    muốn tìm được một cách dạy học thể thơ, nhằm phát huy tính chủ
    động sáng tạo của học sinh, từ đó góp một tiếng nói vào việc đổi mới
    lí luận dạy và học văn nói chung, thơ tự do nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...