Tài liệu phương diện nội dung và nghệ thuật của hai khúc ngâm Thu dạ lữ hoài ngâm và Tự tình khúc

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: phương diện nội dung và nghệ thuật của hai khúc ngâm Thu dạ lữ hoài ngâm và Tự tình khúc

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Ngâm khúc là một thể loại văn học tiêu biểu có nhiều thành tựu rực rỡ trong nền văn học Việt Nam thời trung đại. Thế kỉ XVIII, XIX là thời ḱ ngâm khóc nở ré với hàng loạt tác phẩm. Trong sè đó, Thu dạ lữ hoài ngâm Tự t́nh khúc là hai khúc ngâm tiêu biểu nhưng chưa được giới nghiên cứu văn học chú ư nhiều. Do vậy nó cần được nghiên cứu một cách có hệ thống.
    1.2. Thế kỷ XVIII, các khúc ngâm chủ yếu viết về tâm trạng bi kịch của người phụ nữ th́ hai khúc ngâm Thu dạ lữ hoài ngâm Tự t́nh khúc lại viết về tâm trạng bi kịch của người đàn ông. Việc t́m hiểu tâm trạng bi kịch của người đàn ông qua hai khúc ngâm là việc làm có ư nghĩa bởi qua đó ta nhận thấy một hiện thực rất bi thương không chỉ xảy ra đối với người phụ nữ mà c̣n đối với cả những nhà nho có khí tiết.
    1.3. Trong giai đoạn hiện nay việc t́m hiểu tác phẩm văn chương trên cơ sở đặc trưng thể loại là một hướng nghiên cứu đă thu hút được sự chú ư của nhiều người trong giới nghiên cứu văn học. V́ thế việc nghiên cứu giá trị của hai khúc ngâm Thu dạ lữ hoài ngâm Tự t́nh khúc trong mối quan hệ với thể ngâm STLB là việc làm cần thiết để xác định vị trí, vai tṛ của tác phẩm trong tiến tŕnh phát triển của thể loại.
    1.4. Đ̉ tài này c̣n có ư nghĩa thực tiễn. Là một thể loại văn học lớn có nhiều thành tựu ngâm khúc được giảng dạy ở nhiều cấp học nên việc triển khai đề tài sẽ giúp cho việc giảng dạy ngâm khúc được tốt hơn.
    2. Lịch sử vấn đề
    2.1. Về cấp độ thể loại có một số công tŕnh nghiên cứu như : Thơ ca Việt Nam h́nh thức và thể loại [42], Ngâm khóc quá tŕnh h́nh thành phát triển và đặc trưng thể loại [15], Cung oán ngâm khúc trên quá tŕnh phát triển của thể STLB [46], Lục bát và STLB [44], .
    2.2. Với hai khúc ngâm Thu dạ lữ hoài ngâm Tự t́nh khúc, việc nghiên cứu chủ yếu diễn ra theo hai hướng là giới thiệu, chú giải văn bản tác phẩm, xác định thời điểm ra đời của tác phẩm và t́m hiểu một vài yƠu tố cơ bản về giá trị nội dung, nghệ thuật của từng tác phẩm. Cụ thể nh­ sau:
    Từ khi hai khúc ngâm ra đời cho đến nay, các nhà nghiên đều thống nhất hoàn cảnh ra đời của hai tác phẩm là khi hai tác giả Đinh Nhật Thận và Cao Bá Nhạ bị chính quyền phong kiến đương thời bắt giam v́ có liên quan đến vụ án Cao Bá Quát.
    Mét trong những cuốn sách đầu tiên nghiên cứu tác phẩm Thu dạ lữ hoài ngâm hiện c̣n được nhiều người biết đến là Trong 99 chóp núi : Đinh Nhật Thận với Thu dạ lữ hoài ngâm của Nguyễn Văn Đề [14]. Cuốn sách đă đánh giá cao tài năng của tác giả Đinh Nhật Thận.Ngoài ra, ông Đề c̣n dành nhiều thời gian cho việc diễn âm và giải nghĩa tác phẩm từ nguyên bản chữ Hán.
    Về Tự t́nh khúc, có thể kể ra các công tŕnh: Việt Nam thi văn hợp tuyển [19], Luận đề về Tự t́nh khúc của Cao Bá Nhạ [35], Giới thiệu Tự t́nh khúc và Trần t́nh văn của Cao Bá Nhạ [43]. Đây là những cuốn sách có giá trị, nó giúp người nghiên cứu có cái nh́n đầy đủ, toàn diện hơn về cuộc đời cũng như sù nghiệp sáng tác của Cao Bá Nhạ.
    Trong những năm gần đây mét trong những công tŕnh nghiên cứu có hệ thống về hai tác phẩm Thu dạ lữ hoài ngâm Tự t́nh khúc là cuốn Những khúc ngâm chọn lọc [17]. Cuốn sách có không Ưt những ư kiến đánh giá khá sâu sắc cho hai tác phẩm. Bên cạnh đó phải kể đến một số công tŕnh nghiên cứu khác có giá trị như: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên [40], Tổng tập văn học Việt Nam[67], .Nh́n chung các tác giả đều dành những lời đánh giá cao cho cả hai khúc ngâm.
    Mặc dù Thu dạ lữ hoài ngâm Tự t́nh khúc đă Ưt nhiều được giới nghiên cứu quan tâm, t́m hiểu nhưng cho đến nay chưa có công tŕnh nào nghiên cứu độc lập, chuyên sâu cả hai khúc ngâm. Với đề tài:Tâm trạng bi kịch của người đàn ông qua hai tác phẩm Thu dạ lữ hoài ngâm Tự t́nh khúc người viết hi vọng sẽ đem đến một cái nh́n toàn diện, hệ thống hơn cho cả hai khúc ngâm.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là hai tác phẩm : Thu dạ lữ hoài ngâm ( bản thơ Nôm) của Đinh Nhật Thận và Tự t́nh khóc của Cao Bá Nhạ in trong cuốn Những khúc ngâm chọn lọc (Tập 2) của Nguyễn Thạch Giang, NXB Giáo dục Hà Nội, 1994.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu.
    Luận văn chỉ đi vào việc t́m hiểu những nét cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật của hai khúc ngâm Thu dạ lữ hoài Tự t́nh. Qua đó bước đầu nhận ra được những điểm tương đồng, khác biệt của hai khúc ngâm và vị trí của chóng trong quá tŕnh phát triển của thể loại ngâm khúc qua hai thế kỷ XVIII và XIX.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    4.1. Phương pháp thống kê phân loại
    4.2. Phương pháp so sánh
    4.3. Phương pháp phân tích tác phẩm
    5. Bố cục luận văn.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm ba chương:
    Chương mét: Giới thiệu chung
    Chương hai: Các phương diện nội dung của hai khúc ngâm
    Chương ba: Các phương diện nghệ thuật thể hiện tâm trạng bi kịch
    Cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục

    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU CHUNG
    1. Đề tài nỗi oan trong văn học trung đại Việt nam
    1.1. Trong cuộc sống hằng ngày, nỗi oan là điều đáng sợ mà con người có thể gặp phải. Điều này được phản ánh rơ nét qua các tác phẩm văn chương thời trung đại
    1.2. Có thể kể ra hàng loạt tác phẩm viết về nỗi oan nh­: Tổ gia thực lục (thế kỷ XIV), Oan thán (thế kỉ XV), Người con gái Nam Xương (thế kỷ XVI), Quan âm thị Kính, Thu dạ lữ hoài ngâm Tự t́nh khúc (thế kỷ XIX)
    Nh­ vậy, có thể nói nỗi oan là đề tài có tính chất truyền thống trong văn học trung đại Việt nam.
    2. Vài nét về khúc ngâm STLB trong văn học trung đại Việt nam Khúc ngâm STLB là khái niệm chỉ những tác phẩm thơ trữ t́nh trường thiên nhằm diễn tả tâm trạng bi thương của con người được viết bằng thể thơ STLB và bằng ngôn ngữ dân tộc.
    2.1. Phân loại các khúc ngâm
    Căn cứ vào đề tài, nội dung phản ánh và đối tượng miêu tả của các khúc ngâm hiện có tên tác giả có thể chia thành hai nhóm:
    Nhóm A: Những khúc ngâm phản ánh tâm trạng bi kịch của những người phụ nữ, bao gồm ba khóc ngâm tiêu biểu ở thế kỷ XVIII là Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúcAi tư văn.
    Nhóm B: Những khúc ngâm phản ánh tâm trạng bi kịch của những người nam giới gồm Thu dạ lữ hoài ngâmTự t́nh khúc. Đây là hai khúc ngâm tiêu biểu ở thế kỷ XIX.
    2.2. Nội dung của các khúc ngâm nhóm A
    Trong các khúc ngâm nhóm này các nhân vật trữ t́nh đều là nữ, thường là sự hóa thân của tác giả vào các nhân vật để nói lên tâm tư t́nh cảm, nguyện vọng cho họ (Trừ tác phẩm Ai tư văn của Lê Ngọc Hân)
    Chinh phụ ngâm khúc là tiếng nói cho số phận bi kịch của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến nơi xa. Cung oán ngâm khúc là nỗi buồn rầu oán hận của một cung nữ có tài năng, có nhan sắc đă từng được vua sủng ái v̉ sau thất sủng bị vua chán bỏ nơi cung cấm. Ai tư vănlà một trường hợp khá đặc biệt trong các khúc ngâm ở nhóm A bởi v́ đây là lời bày tỏ trực tiếp t́nh cảm đau đớn, tiếc thương chồng vô hạn của hoàng hậu Ngọc Hân.
    Nh­ vậy ba khúc ngâm trên đều ra đời ở thế kỷ XVIII và cùng đề cập đến số phận bi kịch của người phụ nữ trong xă hội phong kiến đương thời.
    2.3. Nội dung của các khúc ngâm nhóm B
    Điều khác biệt đầu tiên rất dễ nhận thấy ở nhóm khúc ngâm này là sự thay đổi về mặt đề tài: phản ánh tâm trạng bi kịch của những người nam giới. Họ là những nhà nho có khí tiết nhưng lại bị bắt giam do nghi ngờ có liên quan đến vụ án chống lại triều đ́nh phong kiến đương thời.
    Thu dạ lữ hoài ngâm là những tâm sự buồn của chính tác giả khi bị giam lỏng nơi đÊt khách quê người. Tự t́nh khúc là lời tự t́nh thấm đầy nước mắt của Cao Bá Nhạ khi bản thân và gia đ́nh ông phải chịu những nỗi oan nghiệt phi lư do xă hội gây nên. Qua đó nó bày tỏ khát vọng về quyền được sống chính đáng của những người lương thiện, về lẽ công bằng trong xử án.
    3. Vài nét về tác giả - tác phẩm
     
Đang tải...