Phương án thực hiện quan điểm tích hợp trong pháp triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam gia

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: B2011-37–07NV
    Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Anh Dũng
    Các thành viên tham gia: PGS. TS. Hoàng Hòa Bình
                                                  PGS. TS. Phạm Đức Quang
                                                  PGS. TS. Hà Nhật Thăng
                                                  PGS. TS. Nguyễn Thúy Hồng
                                                  PGS. TS. Nguyễn Tuyết Nga
                                                  PGS. TS. Ngô Minh Oanh
                                                  TS. CaoThị Thặng
                                                  TS. Dương Quang Ngọc
                                                  ThS. Đinh Ngọc Bích Khuyên
                                                  ThS. Nguyễn Hồng Liên
                                                  ThS. Nguyễn Trọng Đức
                                                  ThS. Bạch Ngọc Diệp
                                                  ThS. Phạm Thị Bích Đào
                                                  ThS. Đào Văn Toàn
                                                  ThS. Lê Anh Tuấn
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 4 năm 2011/ tháng 4 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Để đào tạo lớp người lao động năng động, sáng tạo, có khả năng hành động trên cơ sở nền học vấn vững chắc, mục tiêu của giáo dục phổ thông không chỉ dừng lại ở việc tập trung hình thành và phát triển những hiểu biết của học sinh (HS) về thế giới với những kĩ năng đơn lẻ thường gắn với từng môn học cụ thể, mà cần phải phát triển những năng lực hành động, đặc biệt là những năng lực vận dụng tri thức của nhiều môn học để có thể phát hiện và giải quyết những vấn đề gắn với cuộc sống.

    Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa đối với HS hơn so với việc học các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ.

    Theo một số kết quả đánh giá chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) Việt Nam hiện hành, bên cạnh những thành tựu, ưu điểm đã đạt được thì cũng còn một số hạn chế như cấu trúc chương trình còn thiếu sự tích hợp ở mức độ cần thiết. Những cơ hội đưa vào và rèn luyện cho HS năng lực vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng giải quyết các vấn đề mang tính phức hợp, các vấn đề thiết thực của cuộc sống còn hạn chế . Do vậy, số đầu môn học còn nhiều, chưa giảm được kiến thức hàn lâm, lý thuyết để tăng kiến thức thực hành, vận dụng. Mục tiêu giáo dục của nước ta nhằm hướng tới việc đào tạo và phát triển những con người toàn diện về mọi mặt, những công dân năng động và sáng tạo. Với những lý do trên, nhiệm vụ nghiên cứu này là thật sự cần thiết góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc triển khai thực hiện tích hợp trong CT GDPT.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn đề xuất phương án thực hiện quan điểm tích hợp trong phát triển và chỉ đạo thực hiện chương trình GDPT Việt Nam giai đoạn sau 2015.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng quan điểm tích hợp trong phát triển chương trình và sách giáo khoa.
    - Đề xuất phương án thực hiện quan điểm tích hợp trong chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu phương án thực hiện tích hợp trong phát triển chương trình các môn học và hoạt động giáo dục. Tập trung nghiên cứu chủ yếu ở cấp Trung học cơ sở (THCS).

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực tiễn, phương pháp chuyên gia, nghiên cứu so sánh và nghiên cứu điển hình.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 2 chương:

    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

    1.1. Cơ sở lý luận của việc vận dụng quan điểm tích hợp
    1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng quan điểm tích hợp.

    Chương 2. Đề xuất phương án thực hiện quan điểm tích hợp trong chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015

    2.1. Nguyên tắc đề xuất phương án tích hợp
    2.2. Đề xuất phương án thực hiện quan điểm tích hợp
    2.3. Chỉ đạo thực hiện phương án dạy học tích hợp
    2.4. Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn cấp THCS

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Nhóm đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và nghiên cứu thực tiễn: Trình bày một số khái niệm liên quan tới việc xác định các phương án thực hiện quan điểm tích hợp trong phát triển chương trình GDPT; Thống nhất một số mức độ và hình thức tích hợp: Tích hợp trong nội bộ môn học, tích hợp liên môn, tích hợp đa môn, tích hợp xuyên môn. Vận dụng các hình thức tích hợp để lựa chọn, thiết kế môn học (tạo môn học mới hay không tạo môn học mới theo quan niệm của chương trình hiện hành). Ngoài ra đề tài còn đề xuất phương án thực hiện quan điểm tích hợp trong phát triển và chỉ đạo chương trình GDPT sau năm 2015. Ngoài ra nhóm đề tài đã khảo sát tên gọi và cách cấu trúc nội dung môn học theo hướng tích hợp khoảng hơn 20 nước trên thế giới, đặc biệt đi sâu tìm hiểu năm nước: Anh, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore. Qua các bước nghiên cứu đề tài cũng đã có các định hướng chung và cụ thể cho từng cấp học. Đề xuất được nhiều các phương án đối với tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Hơn nữa đề tài đã được sự cho phép và hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được 11 chủ đề liên môn thuộc các lĩnh vực KHTN, KHXH và Nghệ thuật: Nước trong môi trường tự nhiên; Em chăm bón vườn cây; Năng lượng, Bảo vệ sức khỏe để cuộc sống có ý nghĩa hơn; Tìm hiểu địa phương; Các nước Đông Nam Á – Thống nhất và đa dạng; Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập; Liên minh Châu Âu; Nghệ thuật dân gian vùng Kinh Bắc; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Sáng tạo Nghệ thuật. Tóm lại tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc phát triển CT GDPT ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam cũng thực hiện những nghiên cứu và áp dụng vào dạy học tích hợp. Tuy nhiên trong bối cảnh chuẩn bị cho đổi mới CT và SGK sau năm 2015 cần phải đề xuất một phương án thực hiện quan điểm tích hợp trong phát triển CT GDPT mang tính tổng thể, xuyên suốt từ Tiểu học đến THPT.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, tri thức của loài người đang tăng lên nhanh chóng. Điều đó buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là kiến thức của từng môn khoa học riêng rẽ. Giáo viên phải biết tích hợp các khoa học, dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết vận dụng các kiến thức học được vào các tình huống của đời sống thực tế.

    Nếu phương án này được chấp nhận, nhóm nghiên cứu xin khuyến nghị

    Đối với Bộ GD&ĐT: Tổ chức biên soạn tài liệu nâng cao nhận thức về ý nghĩa và vai trò của dạy học tích hợp; Tổ chức thử nghiệm một số vẫn đề như chủ đề liên môn ở THCS; Có kế hoạch hoạt động đi trước của các trường đào tạo GV Phổ thông để đáp ứng được yêu cầu dạy học tích hợp;Ban hành một kế hoạch đồng bộ về nội dung, phương pháp, đánh giá chất lượng giáo dục theo quan điểm tích hợp.

    Đối với các sở GD& ĐT: Sớm có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng giáo viên và các bộ quản lý về nhận thức và nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; Xây dựng kế hoạch bố trí GV phù hợp với phương án thực hiện quan điểm tích hợp; Chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của phương án dạy học tích hợp.

    Đối với các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý: Phối hợp với Bộ GD&ĐT xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQL phù hợp phương án tích hợp.

    Đối với các cơ sở giáo dục: Quán triệt tinh thần dạy học tích hợp; Chủ động chuẩn bị đội ngũ cả về cơ cấu tổ chức, về kiến thức, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của phương án dạy học tích hợp.

    Đối với giáo viên: Sớm tiếp cận với dạy học tích hợp và hiểu sâu sắc phương án tích hợp để trang bị cho mình những yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu dạy học mới theo quan điểm tích hợp.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...