Giáo Trình Phương án sửa chữa phục hồi đường băng sân bay bằng công nghệ & Vật liệu mới

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 2/11/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    I. Tổng quan
    Kết cấu đường băng sân bay là loại kết cấu mặt đường đặc biệt, có yêu cầu về cường độ
    chịu tải và độ bằng phẳng rất cao. Theo thời gian khai thác, mặt đường sẽ có các hư hỏng
    xuống cấp như lún cục bộ, nứt mặt bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng, bong tróc vật liệu
    khe co giãn . làm giảm độ bằng phẳng của mặt đường và các hư hỏng này cần được xử lý
    kịp thời.
    II Các phương pháp sửa chữa thông dụng
    Hiện tại ở Việt Nam cũng như trên thế giới trước đây thường áp dụng một số giải pháp
    thông thường trong bảo dưỡng và sửa chữa mặt đường như sau:
    Đối với kết cấu mặt đường Bê tông nhựa
    ã Phun sương nhựa lỏng ("Fog seal"): Đó là sử dụng nhựa đường lỏng hoặc nhũ tương
    nhựa đường phun dưới dạng sương lên bề mặt đường để tạo ra một lớp màng mỏng như
    là một lớp phòng nước chống thấm và lấp đầy các vết rạn nứt nhỏ trên đường. Phương
    pháp này thường làm cho độ nhám trên đường giảm do đó làm giảm độ an toàn cho
    phương tiện giao thông. Ngoài ra thì phương pháp này thường phải dừng giao thông
    trong vài giờ.
    ã Láng nhựa ("Chip seal"): Sử dụng nhựa đường nhũ tương phun lên bề mặt đường rồi
    rải ngay một lớp đá mịn và lu lèn. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược
    điểm khi sử dụng nhựa đường nhũ tương và thường chỉ áp dụng cho các đường có lưu
    lượng giao thông thấp.
    ã Láng vữa nhựa nguội ("Slurry seal"): Sử dụng hỗn hợp nhựa đường nhũ tương, đá
    dăm và nước được trộn đều rồi rải lên mặt đường với chiều dày từ 8-12mm sau đó lu
    lèn. Tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm đó là sự kém ổn định
    của nhựa đường nhũ tương ảnh hưởng đến chất lượng việc xử lý, chỉ có hiệu quả trong
    3-5 năm và thường chỉ áp dụng cho các đường có lưu lượng thấp.
    ã Trám khe nứt rộng bằng nhựa nóng: Sử dụng nhựa đường nóng, nhũ tương nhựa
    đường hoặc mác tíc nhựa đường (nhựa đường trộn cát hoặc bột đá) để trám các khe nứt
    rộng, thường sử dụng trong các hư hỏng như nứt ngang, nứt dọc, nứt khối lớn, nứt phản
    ảnh của mặt đường mềm thảm trên lớp mặt đường bê tông xi măng cũ.
    ã Vá lại mặt đường: Các vị trí hư hỏng dạng ổ gà, xô dồn bề mặt, bề mặt bị bong tróc
    hoặc lún nứt sẽ được cắt bỏ theo hình dạng và kích thước tối thiểu quy định, sau đó sẽ
    được vá lại bằng hỗn hợp BTN nóng.
    ã Phương pháp tái sinh nguội bằng máy tái sinh: Sử máy tái sinh giống như là một
    trạm trộn di động tiến hành đào lớp bê tông nhựa cũ lên rồi trộn với nhựa đường nhũ
    tương sau đó lại rải trở lại và lu lèn. Phương pháp này đòi hỏi thiết bị chuyên dụng và
    chi phí thường cao. Và không xử lý được các vết nứt sâu hơn lớp được đào lên để tái
    sinh.
    ã Phương pháp thảm mỏng: Lớp bê tông nhựa nóng mới dày khoảng 3cm được rải lên
    trên mặt đường cũ, sau khi sửa chữa cục bộ các vị trí hư hỏng nặng. Thường áp dụng
    khi mặt đường hư hỏng nhiều, trên các đường Quốc lộ.

    MỤC LỤC
    Trang
    1. Tổng quan 1
    2. Các phương pháp sửa chữa mặt đường thông dụng . 1
    3. Đề xuất phương án sửa chữa mặt đường sân bay bằng vật liệu mới .2
    4. Giới thiệu về các loại vật liệu / công nghệ mới 3
    4.1 Kỹ thuật khảo sát nền đất dưới đáy mặt đường bằng sóng điện từ .3
    4.2 Công nghệ bơm chèn vữa giãn nở bằng vật liệu Polyurethane 3
    4.3 Vật liệu tái sinh nhựa đường bằng vật liệu TL-2000 .4
    4.4 Vật liệu nhựa đường Epoxy .9
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...