Chuyên Đề Phương án sắp xếp đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước Công ty muối Nam Định

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phương án sắp xếp đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước Công ty muối Nam Định
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở nước ta có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chưa đảm đương tốt vai trò đó do trong nó còn tồn tại nhiều bất hợp lý do các giai đoạn phát triển trước kia để lại. Chính vì thế, bước vào giai đoạn đổi mới về kinh tế, vấn đề cơ cấu lại hệ thống DNNN đã được đặt ra. Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX của Đảng đã khẳng định cần phải đổi mới sâu sắc và toàn diện đất nươc, trong đo đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và đổi mới hệ thống doanh nghiệp Nhà nước là khâu quyết định.
    Như chúng ta đã biết sau ngày giải phóng đất nước, nhân dân Việt Nam đứng trước một cơ hội mới để xây dựng và phát triển kinh tế vì có thuận lợi cơ bản là tiềm năng kinh tế của hai miền có thể bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp kém lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cùng với những vấp váp, sai lầm trong các chính sách kinh tế nên đến nam 1985, kinh tế nước ta đã rơi vào khủng hoảng và vòng xoáy của lạm phát.
    Kinh tế tăng trưởng thấp, từ năm 1976 đến năm 1985, tổng sản phẩm xã hội mỗi năm chỉ tăng 4,6%. Đã thế, sản xuất kinh doanh lại kém hiệu quả, chi phí vật chất cao lên chiếm 41,9% tổng sản phẩm xã hội, năm 1985 tăng lên 44,1% . Dân số cả nước từ 1975 – 1985 tăng bình quân mỗi năm 2,3% như vậy để đảm bảo đủ việc làm và thu nhập của dân cư không giảm thì it nhất nền kinh tế phải tăng 7% mỗi năm. Nhưng trên thực tế nền kinh tế không đạt mức tăng đó nên sản xuất trong nước luôn luôn không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu.
    Thu nhập quốc dân sản xuất trong nước chỉ bằng 80-90% nhu cầu sử dụng. Tích luỹ nhỏ bé, nhưng toàn bộ quỹ tích luỹ và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn nước ngoài. Trong những năm 1976-1980, thu vay nợ và viện trợ nước ngoài bằng 38,2% tổng thu ngân sách bằng 61,9% tổng số thu trong nước. Nếu so với tổng số chi ngân sách thì bằng 37,3%. Ba chỉ tiêu tương ứng của thời kỳ 1981-1985 lần lượt là 22,4%, 28,9% và 18,6%. Tính đến năm 1985, nợ nước ngoài đã lên tới 8,5% tỷ rúp và 1,9 tỷ U SD . Bội chi ngân sách năm 1980 là 18,1% và năm 1985 là 36,6%.
    Giá trị xuất khẩu hàng năm có tăng lên nhưng vẫn còn thấp so với giá trị nhập khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu thường chỉ bằng 20-40% nhập khẩu. Năm 1985, cuộc cải cách giá - lương – tiền theo giải pháp sốc đã thất bại làm cho cơn sốt lạm phát vụt lớn nhanh, hoành hành trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội. Giá cả leo thang từng ngày đã vô hiệu hoá tác dụng đổi tiền, làm rối loạn điều hành kinh tế vĩ mô. Giá cả không chỉ tăng ở thị trường tự do mà còn tăng rất nhanh trong thi trường có tổ chức. Về cơ bản, giá cả đã tuột khỏi tầm tay bao cấp của Nhà nước. Siêu lạm phát đạt đỉnh cao vào năm 1986, với tốc độ tăng giá cả năm lên tới 774,4%. Trước sự bức súc này Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra các định hướng lớn để từng bước thoát khỏi tình trạng đó bằng con đường đổi mới nền kinh tế đất nước, từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực khắc phục khó khăn, kiên trì tìm tòi, khai phá con đường đổi mới chưa có một khuôn mẫu cho trước, từng buớc đưa đường lối Đại hội VI đi vào cuộc sống đã mang lại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần dần được cải thiện, sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới tăng lên.
    Kế thừa và phát huy sự nghiệp đổi mới từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến Đại hôị VII, Đại hội VIII; Đại hội I X của Đảng đều tiếp tục đổi mới chính trị, đổi mới nền kinh tế đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt sắp xếp lại và củng cố các đơn vị kinh tế. khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế doanh nghiệp Nhà nước, bảo đảm kinh tế Nhà nước phát triển có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các ngành mũi nhọn, có quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại, một số doanh nghiệp thuộc ngành kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phục vụ cho sản xuất và đời sống của tất cả các thành phần kinh tế.
    Đối với nước ta, trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, doanh nghiệp Nhà nước đã trở thành một lực lượng kinh tế hùng hậu, nhất là trong các ngành sản xuất và dịch vụ quan trọng. Nhìn chung, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước đã đóng một vai trò quan trọng đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bằng chính nội lực của nền kinh tế là chủ yếu.
    Trong những năm tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới với việc thực thi các cam kết về khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Hiệp dịnh thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Do đó, các doanh nghiêp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước với tư cách vừa là đối tượng, vừa là động lực chủ yếu của quá trình phát triển kinh tế, cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, phải được đảm bảo bằng những chiến luợc cạnh tranh hữu hiệu trên cơ sở phát huy những lợi thế cạnh tranh. Đây là một nhân tố chính, quyết định sự phát triển bền vững của bản thân doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế.
    Với ý nghĩa như vậy em chọn đề tài “Phương án sắp xếp đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước Công ty muối Nam Định” làm luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị.
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài tập trung đánh giá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự tồn tại, phát triển và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước công ty Muối Nam Định thời gian qua, Một số giải pháp và kiến nghị tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý công ty Muối Nam Định.
    3. Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương.
    Chương 1: Doanh nghiệp Nhà nước và tính tất yếu khách quan của việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước qua thực tế công ty Muối Nam Định.
    Chương 2: Quá trình đổi mới tổ chức sắp xếp lại công ty Muối Nam Định.
    Chương 3: Một số giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý công ty muối Nam Định.



    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC QUA THỰC TẾ CÔNG TY MUỐI NAM ĐINH
    1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và tính tất yếu khách quan của việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước
    1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước
    1.1.2. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
    1.1.3. Tính tất yếu khách quan của việc sắp xếp lại DNNN
    1.2. Quá trình thành lập Công ty Muối Nam Định – Những thuận lợi và khó khăn
    1.3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Muối Nam Định và tính tất yếu đổi mới tổ chức quản lý của công ty muối Nam Định
    1.3.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Muối Nam Đinh
    1.3.2. Tính tất yếu đổi mới tổ chức quản lý của công ty Muối Nam Định
    CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TỔ CHỨC SẮP XẾP LẠI CÔNG TY MUỐI NAM ĐỊNH
    2.1. Cơ cấu lại doanh nghiệp, sắp xếp bộ máy, tinh giảm bộ máy nâng cao chất lượng điều hành
    2.1.1. Phương án đổi mới nhân lực
    2.1.2. Một số công tác đổi mới tổ chức cần làm ngay
    2.1.3. Sơ đồ hệ thống tổ chức của công ty Muối Nam Định sau khi cơ cấu lại
    2.2. Mở rộng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm
    2.3. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin
    2.3.1. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ
    2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin
    2.4. Đổi mới công tác tổ chức cán bộ và quản lý nhân lực
    2.5. Đánh giá tổng quát về kết quả tồn tại, nguyên nhân của đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp
    2.5.1. Đánh giá tổng quát về kết quả tồn tại
    2.5.2. Nguyên nhân của đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY
    3.1. Tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm mở rộng thị trường
    3.2.Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ hình thành một số sản phẩm mới
    3.3. Sắp xếp bố trí đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của công nhân và cán bộ quản lý
    3.4. Phát huy quyền chủ động sáng tạo tự chịu trách nhiệm của các xí nghiệp và các đơn vị thành viên trong công ty
    3.5. Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các loại quy chế của công ty
    3.6. Kiến nghị
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...