Tiểu Luận Phương án sản xuất kinh doanh công ty cổ phần phân bón miền nam năm 2010-2011

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANHCÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN MIỀN NAM NĂM 2010-2011​ 1. Cơ sở hoạch định - Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của SFC trong thời gian trước. - Dự báo về nhu cầu thị trường trong tương lai. 2. Mục tiêu phát triển - Công ty Phân Bón Miền Nam củng cố vị trí hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm về phân Supe Lân, Axít Sunphuaríc, phân tổng hợp NPK và phân bón lá. - Nâng cao sản lượng đi đôi với chất lượng sản phẩm thông qua các dự án đầu tư xây dựng phân xưởng II tại nhà máy NPK Hiệp Phước và kế hoạch xây dựng nhà máy NPK ở địa phương khác. - Quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường qua nhiều kênh khác nhau như Hội Nông dân, đại lý tiêu thụ, đài báo, khuyến nông nhằm chiếm lĩnh thị phần mục tiêu. - Quy hoạch nguồn vốn, nguồn nhân lực, sử dụng đồng vốn có hiệu quả, bảo đảm thu nhập của người lao động. - Sản xuất hàng hóa chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Campuchia, Lào, Myama, Nhật Bản, Malaixia và các thị trường khác. 3. Chiến lược phát triển a) Về mặt Tổ chức:
    Công ty sẽ ổn định tổ chức theo mô hình công ty mẹ con kinh doanh đa ngành trong đó ngành phân bón là chủ lực, đào tạo nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật cho toàn Công ty, sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn nhất, phù hợp với trình độ chuyên môn ngành nghề được đào tạo, xây dựng các qui chế quản lý mới theo mô hình công ty cổ phần. b) Về Đầu tư phát triển:
    - Tiếp tục đầu tư phân xưởng NPK số 2 tại nhà máy Phân Bón Hiệp Phước với công suất 120 ư 150 ngàn tấn năm theo công nghệ mới và dự kiến hoàn thành vào quý I /2011. - Tiếp tục hoàn chỉnh các dây chuyền hiện có để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm phát huy tối đa công suất của máy móc thiết bị. - Sửa chữa và nâng cấp các kho tàng bến bãi để nâng cao sức chứa và bảo đảm hàng hóa chất lượng của Công ty. - Tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, áp dụng công nghệ mới và bảo vệ môi trường. - Hoàn thiện thủ tục nhà đất tại Văn phòng Công ty số 125B Cách Mạng Tháng Tám, Q.3, TP HCM, chuẩn bị mọi điều kiện pháp lý, tìm nguồn tài trợ để xây dựng cao ốc văn phòng khi được HĐQT Công ty thông qua. c) Về tổ chức sản xuất:
    - Tiếp tục rà soát các xí nghiệp sản xuất hiện có trên cơ sở đánh giá lại năng lực thiết bị, năng lực quản lý, khả năng thị trường để bố trí sắp xếp lại cho hợp lý về quy mô sản xuất cho từng đơn vị. - Đánh giá lại các nhà cung cấp để tuyển chọn được hệ thống cung cấp tốt nhất cho quá trình sản xuất của công ty, tiếp tục tìm kiếm thêm nguồn cung cấp mới để bổ sung. - Tổ chức lại các phòng ban: chia phòng sản xuất hiện nay thành 02 phòng là phòng Sản xuất và phòng Kỹ thuật. d) Về công tác thị trường:
    - Củng cố và tổ chức lại phòng Thị trường Công ty cũng như các phòng Thị trường của các nhà máy trong toàn hệ thống, trong đó chú trọng đến công tác tiếp thị và phát triển thị trường mới. - Về thị trường duy trì và giữ vững thị trường hiện có, tăng cường phát triển thị trường mới bằng việc phát triển thêm thị trường và tăng cường nghiên cứu để đưa các sản phẩm mới ra thị trường. Mục tiêu năm 2010 và năm 2011: + Giới thiệu ra thị trường tư 10 ư 15 sản phẩm mới.
    + Phát triển thêm 5 ư 7 đại lý mới .
    + Thị phần cố gắng tăng đều trong các vùng, đặc biệt thị trường đồng bằng sông Cửu Long tăng 5%, Cao nguyên và Đông Nam bộ tăng 8 ư 10%, miền Bắc và miền Trung tăng 15 ư 17 %, thị trường xuất khẩu tăng khoảng 10 % bảo đảm cho thị phần xuất khẩu tăng từ 12 ư15 % doanh thu của Công ty. 4. Điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức Phân tích SWOT [TABLE="class: MsoNormalTable, width: 471"]
    [TR]
    [TD="width: 329"] ĐIỂM MẠNH (S)​ - SFC đã tạo được thương hiệu mạnh, với tỷ lệ thị phần chiếm khá cao tại thị trường cung cấp phân bón cho các tỉnh miền Trung và phía Nam. - Sản phẩm của SFC phù hợp với đa số các loại đất và các loại cây trồng của Việt Nam. Đây là thế mạnh giúp SFC mở rộng thị trường tiêu thụ. - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Công ty hầu hết đều trưởng thành từ thực tế trong quá trình xây dựng và phát triển nên có nhiều kinh nghiệm về sản xuất và kinh doanh phân bón. - Công ty đã cơ bản thực hiện xong việc di dời các xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường từ nội thành ra các khu công nghiệp tập trung. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở mới theo tiêu chuẩn hiện đại. [/TD]
    [TD="width: 300"] ĐIỂM YẾU (W)​ - Hoạt động marketing của Công ty còn hạn chế, chưa đưa được thương hiệu sản phẩm của SFC đến với khách hàng một cách sâu rộng. - Sản phẩm của SFC chưa đủ sức cạnh tranh về thương hiệu với các sản phẩm của doanh nghiệp cùng ngành. - Sau khi thực hiện di dời các cơ sở nội thành ra các khu công nghiệp tập trung thì các cơ sở sản xuất trực thuộc Công ty bị phân tán trên diện rộng và cách xa trung tâm chỉ huy sản xuất kinh doanh của Công ty. [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 329"] CÁC CƠ HỘI (O)​ - Không chỉ đối với thế giới, nhu cầu về các sản phẩm nông sản ở Việt Nam dự kiến vẫn ở mức cao, do đó nhu cầu tiêu thụ phân bón sẽ tăng vững trong các năm tới. - Nhà nước luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất phân bón phát triển nhằm tăng cường sự chủ động nguồn phân bón cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. - Việt Nam đang mở cửa nền kinh tế, do dó SFC có nhiều cơ hội hơn để hợp tác phát triển, trao đổi công nghệ với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như thâm nhập thị trường thế giới. [/TD]
    [TD="width: 300"] CÁC THÁCH THỨC(T)​ - Thị trường nước ngoài mà Công ty lựa chọn có thể tiềm ẩn rủi ro đặc thù ngoài dự tính của Công ty. - Sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty trong cùng ngành sẽ ngày càng tăng. - Ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất phân bón dẫn đến thị phần của SFC có nguy cơ bị đe dọa. - Giá cả các loại nguyên liệu, nhiên liệu và vật tư đầu vào cho sản xuất có xu hướng tăng làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Việc hội nhập kinh tế thế giới sẽ xuất hiện nhiều sự tham gia của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân bón. - Chủ trương di dời các nhà máy ra xa trung tâm sẽ là rủi ro lớn cho Công ty. [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    5. Chính sách lao động, cơ cấu bộ máy quản lý a. Chính sách đối với người lao động Các chính sách về lao động của SFC trong giai đoạn 2010-2011 có những điểm chính sau:
    - Sắp xếp lao động cho phù hợp với mô hình tổ chức mới. - Căn cứ các quy định của pháp luật về lao động, kế hoạch kinh doanh và tình hình cụ thể của quá trình sản xuất kinh doanh của SFC, Công ty CP Phân Bón Miền Nam sẽ tạo đủ việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên hiện có và có chế độ thưởng thích hợp để khuyến khích người lao động trong Công ty. - Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho công nhân viên phù hợp với công việc được giao. - Căn cứ vào bảng lương do Nhà nước quy định, bảo đảm mức lương thấp nhất của người làm việc tại Công ty hoàn thành tốt khối lượng và chất lượng công việc, không vi phạm nội quy, kỷ luật lao động không giảm so với hiện nay. - Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, nghiên cứu và thực hiện đúng quy định về bảo hộ lao động, các tiêu chuẩn quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động, bảo đảm môi trường làm việc. - Việc trả lương luôn được cải tiến hàng năm nhằm bảo đảm công bằng cho công nhân viên. - Kế hoạch cụ thể về Quỹ lương của SFC sẽ do HĐQT quyết định trên cơ sở đề xuất của Ban Tổng Giám đốc. - Công ty Cổ phần Phân Bón Miền Nam thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động và các chính sách của Công Ty CP Phân Bón Miền Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...