Thạc Sĩ Phương án khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại cơ quan chuyên trách đoàn thể chính trị

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII lần thứ
    VII đã nhấn mạnh “chỉ đạo thí điểm việc khoán biên chế và kinh phí quản lý hành
    chính ổn định một số năm để khuyến khích việc giảm biên chế và tiết kiệm chi phí
    hành chính ở các cơ quan, đơn vị. Khắc phục tình trạng các cơ quan tăng thêm
    biên chế dưới bất cứ hình thức nào”. Nghị quyết đã xác định rõ quan điểm của
    Đảng là phải nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước ở các
    cấp, tinh giản bộ máy, phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, thực
    hiện chủ trương tiết kiệm kinh phí.
    Thực hiện chủ trương trên, từ năm 1999, mô hình khoán biên chế và kinh
    phí quản lý hành chính đã được thí điểm tổ chức thực hiện tại thành phố Hồ Chí
    Minh, một đô thị lớn, năng động của cả nước. Qua quá trình triển khai thực hiện
    thí điểm tại các cơ quan hành chính (Quận huyện, sở ngành) của thành phố, mô
    hình đã từng bước hoàn thiện và được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ,
    mô hình đã được triển khai ở hầu hết tại các cơ quan hành chính tại các Quận –
    huyện và sở ngành thành phố.
    Các tổ chức chính trị – xã hội thuộc hệ thống chính trị tại cơ sở với chức
    năng nhiệm vụ tham gia cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện công tác
    tập hợp, vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng,
    chính sách pháp luật của Nhà nước tham gia phát triển kinh tế xã hội. Trong thời
    gian qua, kinh phí tổ chức và hoạt động của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã
    hội ở các cấp phần lớn dựa vào kinh phí ngân sách do các cấp ủy Đảng và chính
    quyền hỗ trợ. Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ trong việc từng
    bước hạn chế cấp kinh phí Ngân sách cho các đoàn thể chính trị – xã hội, tiến tới
    các đoàn thể chính trị xã hội sẽ chủ động về kinh phí tổ chức hoạt động, phát huy kết quả đạt được trong quá trình thực hiện việc khoán biên chế và kinh phí
    quản lý hành chính thời gian qua, các đoàn thể chính trị – xã hội tại thành phố
    Hồ Chí Minh sẽ tiến hành thực hiện việc khoán biên chế và kinh phí quản lý
    hành chính tại cơ quan chuyên trách trong năm 2008. Với đặc thù về tổ chức và
    hoạt động của từng đoàn thể gắn với từng đối tượng và nhiệm vụ chính trị, việc
    thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại cơ quan chuyên
    trách của các đoàn thể chính trị – xã hội tại thành phố sao cho thực sự phù hợp,
    đạt hiệu quả, phát huy năng lực của từng cán bộ công nhân viên, thực hiện tiết
    kiệm kinh phí và tăng thu nhập cho cán bộ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
    động của từng đoàn thể, góp phần nâng cao hiệu quả công tác vận động, tập hợp
    quần chúng nhân dân. Ngoài ra, việc thực hiện khoán sẽ không ảnh hưởng đến
    phong trào và hoạt động đặc thù của từng đoàn thể.
    Với những yêu cầu trên, việc nghiên cứu, vận dụng các văn bản quy định
    và xây dựng phương án khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại cơ
    quan chuyên trách của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại thành phố tạo
    tiền đề cho việc thực hiện cơ chế tự chủ kinh phí trong thời gian tới là một vấn
    đề vô cùng cấp bách và cần thiết.
    Trên cơ sở khảo sát và nghiên cứu về biên chế và kinh phí quản lý hành
    chính tại cơ quan chuyên trách của các đoànt hể chính trị - xã hội tại thành phố
    Hồ Chí Minh, tôi chọn thực hiện đề tài: "Phương án khoán biên chế và kinh phí
    quản lý hành chính tại cơ quan chuyên trách đoàn thể chính trị - xã hội tại thành
    phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2010
    " với các nội dung chính sau đây:

    1. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Xác định phương án khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính phù
    hợp cho các đoàn thể chính trị – xã hội tại thành phố.
    - Xác định những tiền đề, chính sách về tài chính, bộ máy đặc thù để các
    đoàn thể chính trị – xã hội tại thành phố thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong
    thời gian tới.

    2. Phạm vi nghiên cứu:
    - Xây dựng phương án trên cơ sở nghiên cứu việc thực hiện khoán biên
    chế và kinh phí quản lý hành chính tại các quận huyện, phường xã, các sở ban
    ngành thành phố và các cơ quan của Đảng.
    - Phạm vi chủ yếu là cơ quan chuyên trách của các đoàn thể chính trị – xã
    hội tại thành phố (bao gồm: Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
    Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh).

    3. Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp phân tích tổng hợp
    - Phương pháp so sánh đối chiếu.

    4. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm 3 chương:
    - Chương 1: Tổng quan về khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính
    - Chương 2: Tình hình thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành
    chính tại thành phố Hồ Chí Minh.
    - Chương 3: Phương án khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối
    với các đoàn thể chính trị – xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 -
    2010.


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHOÁN BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH .
    4
    I. KHÁI NIỆM VỀ BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH
    CHÍNH 4
    I.1- Khái niệm về biên chế .4
    I.2- Khái niệm về kinh phí quản lý hành chính .5
    II. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC THỰC HIỆN
    KHOÁN BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH .6
    II.1- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực hiện khoán biên chế
    và kinh phí quản lý hành chính 6
    II.2.- Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc thực hiện 7
    III. NỘI DUNG KHOÁN BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH
    CHÍNH .8
    III.1- Khoán biên chế 8
    III.2- Khoán kinh phí quản lý hành chính .8
    III.3- Mức khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính được ổn
    định trong 3 năm và được xem xét điều chỉnh .11
    IV. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ NHẬN KHOÁN .12
    IV.1. Quyền hạn 12
    IV.2. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan đơn vị thực hiện khoán 13
    IV.3. Trách nhiệm của cơ quan đơn vị thực hiện khoán trong việc
    giao khoán cho các đơn vị trực thuộc (nếu có) .14
    IV.4. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố, Bộ
    trưởng các bộ và cơ quan ngang bộ 14

    CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KHOÁN BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
    MINH .
    16
    I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .16
    I.1. Đặc điểm .16
    I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
    thành phố trong giai đoạn 2006 – 2011 17
    II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KHOÁN BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ
    QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .21
    II.1. Giai đoạn thực hiện thí điểm .21
    II.1.1. Quá trình triển khai thực hiện thí điểm khoán biên chế và
    kinh phí quản lý hành chính tại thành phố Hồ Chí Minh .21
    II.1.2. Kết quả đạt được .26
    II.1.2.1. Về tổ chức bộ máy .26
    II.1.2.2. Về biên chế 27
    II.1.2.3. Về kinh phí khoán và phân phối thu nhập từ tiết kiệm do
    giảm biên chế và kinh phí quản lý hành chính 27
    II.1.3. Nhận xét đánh giá 28
    II.1.3.1. Mặt được .28
    II.1.3.2. Mặt chưa được 30
    II.1.3.3. Bài học kinh nghiệm 31
    II.2. Giai đoạn mở rộng thực hiện .32
    II.2.1 Kết quả thực hiện 32
    II.2.1.1. Đối với sở ngành, quận – huyện .32
    II.2.1.2. Đối với Phường, xã, thị trấn 34
    II.2.1.3. Đối với các cơ quan của Đảng 35
    II.2.2. Đánh giá kết quả đạt được .36
    II.2.2.1. Mặt được .36
    II.2.2.2. Mặt hạn chế 37
    III. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀ VIỆC SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÂN
    SÁCH CỦA CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI TẠI TP.HỒ
    CHÍ MINH .38
    III.1. Hội Nông dân Việt Nam .38
    III.2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam .39
    III.3. Hội Cựu chiến binh Việt Nam 41
    III.4. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh .42
    III.5. Những vấn đề lưu ý .45
    III.6. Nhận định chung 46
    III.7. Nhu cầu và khả năng thực hiện khoán 47

    CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KHOÁN BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 VÀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG GIAI
    ĐOẠN SẮP TỚI
    49
    I. CƠ SỞ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN .49
    II. MỤC TIÊU CỦA PHƯƠNG ÁN 50
    II.1. Mục tiêu chung 50
    II.2. Mục tiêu cụ thể 50
    II.3. Yêu cầu 51
    III.- PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT .52
    III.1. Đề xuất số biên chế 52
    III.1.1. Hội Nông dân Việt Nam TP.Hồ Chí Minh .52
    III.1.2. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam TP.Hồ Chí Minh .52
    III.1.3. Hội Cựu Chiến binh Việt Nam TP.Hồ Chí Minh .53
    III.1.4. Thành Đoàn TNCS TP.Hồ Chí Minh .54
    III.2. Đề xuất việc khoán kinh phí 56
    III.2.1. Định mức khoán 57
    III.2.2. Khoán kinh phí hoạt động .59
    III.3. Thời hạn thực hiện khoán .61
    IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 61
    IV.1 - Sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên trách .61
    IV.2 – Kinh phí tiết kiệm 61
    V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 62
    VI.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 62
    VI.2. Nhóm giải pháp về tài chính 63
    VI.3. Nhóm giải pháp về tổ chức, biên chế, nhân sự 64
    KẾT LUẬN . . 65
     
Đang tải...