Luận Văn Phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu Cafe Việt Nam thông qua chủ động tham gia thị trường "gi

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Cà phê là một loại cây có nguồn gốc từ Châu Phi, được đưa vào trồng thử và phát triển ở các quốc gia, khu vực khác từ đầu thế kỷ XVIII. Với đặc tính có sức sống dai dẳng khoảng trên dưới 40 năm, nhu cầu dinh dưỡng cao, phải có nguồn nước tưới tiêu dồi dào, khí hậu thích hợp, cần được chăm sóc kỹ lưỡng, chu đáo cà phê thường được trồng với số lượng lớn, trên diện tích rộng, nhất là trên những vùng đồi dốc, đất ven rừng hay mới khai thác
    Đến nay, cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản quan trọng nhất trong thương mại quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao không chỉ bởi loại cây được coi là đồ uống cao cấp, phổ biến, được đa số người tiêu dùng chấp nhận mà còn bởi đây còn là loại hàng hóa buôn bán lớn thứ hai ( sau dầu mỏ ) ở các nước đang phát triển với 3 loại chính :
    + Cà phê Arabica Line: gồm các chủng loại Typica, Bourbon, Catura, Catuai, Catimor
    + Cà phê vối : Robusta, Kouilou
    + Cà phê Liberia Bull : có nguồn gốc từ giống cà phê mít và cà phê dâu da
    hình thành nên các nhóm chất lượng khác nhau
    Quá trình phát triển ngành cà phê Việt Nam chỉ mới diễn ra mạnh mẻ trong hơn 25 năm nay và nghề trồng, xuất khẩu cà phê là nguồn thu nhập chủ yếu cho một nhóm đông dân cư ở vùng nông thôn, trung du, miền núi nước ta, cụ thể là với khoảng 500 000 ha cà phê đã tạo việc làm cho hơn 600 000 nông dân và hơn một triệu người có cuộc sống liên quan đến loại cây này
    Mặc dù chi phí lao động của ngành cà phê Việt Nam tương đối thấp và năng suất lao động cao hơn so với các quốc gia, khu vực khác nhưng giá cả lại chưa đủ sức cạnh tranh cũng như còn tồn tại rất nhiều rủi ro trong quá trình xuất khẩu và hạn chế trong quá trình giao dịch quốc tế. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay đối với ngành cà phê Việt Nam là cần phải xây dựng một phương thức giao dịch hợp lý đem lại lợi ích cho các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực cà phê lẫn đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực này tạo kim ngạch xuất khẩu cao đóng góp cho ngân sách quốc gia

     Mục đích nghiên cứu :
    Tìm hiểu về thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam từ phương thức thanh toán” chốt giá sau”
    Đánh giá thực trạng và khả năng triển khai thị trường” giao dịch kỳ hạn” nhằm giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam
    Đưa ra một số giải pháp giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia thị trường” giao dịch kỳ hạn”

     Phạm vi nghiên cứu :
    Trong đề tài này, người viết chỉ tập trung nghiên cứu những rủi ro ngành cà phê Việt Nam gặp phải từ xuất khẩu cà phê theo phương thức” chốt giá sau” và các vấn đề về thị trường “giao dịch kỳ hạn” cũng như khả năng triển khai mô hình thị trường này từ sau Hội nghị cà phê toàn quốc ngày 22/ 6/ 2004

     Nội dung đề tài : gồm 3 chương

     Chương 1 : Sự cần thiết thay thế phương thức thanh toán “ chốt giá sau” bằng “giao dịch kỳ hạn” nhằm giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê
     Chương 2 : Đánh giá phương thức thanh toán “ chốt giá sau “ và khả năng áp dụng phương thức thanh toán “ kỳ hạn” trong xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
     Chương 3 : Phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia thị trường “giao dịch kỳ hạn”

    MỤC LỤC

     Chương 1: Sự cần thiết thay thế phương thức thanh toán “ chốt giá sau” (price to be fixed ) bằng “giao dịch kỳ hạn” ( forward ) nhằm giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê .8
    1.1. Những rủi ro thường gặp trong xuất khẩu cà phê từ phương thức thanh toán “chốt giá sau” 8
    1.1.1 Định nghĩa 8
    1.1.2 Đặc điểm 8
    1.2. Những rủi ro thường gặp khác 10
    1.3. Ý nghĩa của phương thức giao dịch “kỳ hạn” trong giảm thiểu rủi ro về xuất khẩu cà phê12
    1.3.1. Định nghĩa 12
    1.3.2. Ưu và nhược điểm . 13
    1.4 Điều kiện thực hiện giao dịch kỳ hạn tại Việt Nam 18
     Chương 2: Đánh giá phương thức thanh toán “chốt giá sau “ và khả năng áp dụng phương thức “ thanh toán kỳ hạn” trong xuất khẩu cà phê Việt Nam 23
    2.1. Vai trò, vị trí của cà phê trong chiến lược khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010 23


    2.2. Những rủi ro cà phê Việt Nam thường gặp trong phương thức thanh toán “ chốt giá sau “ và một số nguyên nhân chủ yếu 25
    2.3. Đánh giá điều kiện, khả năng triển khai thị trường giao dịch kỳ hạn đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam 28
    2.3.1. Thuận lợi 28
    2.3.2. Hạn chế 31
     Chương 3: Phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia thị trường “giao dịch kỳ hạn “ 35
    3.1. Tính cấp thiết và thực tiễn của phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia “ thị trường giao dịch kỳ hạn”35
    3.2 Mục tiêu và lộ trình xây dựng phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia “ thị trường giao dịch kỳ hạn” 38
    3.2.1. Mục tiêu 38
    3.2.2 Lộ trình 38
    3.3. Các biện pháp xây dựng phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia “ thị trường giao dịch kỳ hạn” 41
    3.3.1. Về phía nhà nước, chính phủ và cán bộ nghiệp vụ 41
    3.3.2. Về phía ngân hàng 45
    3.3.3. Về phía doanh nghiệp 46
     Kết luận chung 50
     Danh mục tài liệu tham khảo .5
     
Đang tải...