Tiểu Luận Phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo công bằng cho mọi người dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1. Khái niệm phúc lợi xã hội và công bằng xã hội
    Phúc lợi xã hội là một bộ phận thu nhập quốc dân của xã hội được sử dụng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu mang tính bao cấp và được phân phối ngoài thu nhập theo lao động.
    Phúc lợi xã hội bao gồm những chi phí xã hội chủ yếu sau: trả tiền hưu trí, các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội, học bổng cho học sinh, những chi phí cho học tập không mất tiền, những dịch vụ y tế, nghỉ ngơi, an dưỡng, nhà trẻ, mẫu giáo, các khu vui chơi, giải trí công cộng không thu tiền (hoặc thu ít), các công trình công cộng phục vụ chung cho mọi người Tùy theo mức độ phát triển của các mặt kinh tế - xã hội, quỹ phúc lợi thường có ba nhóm cơ bản: quỹ tập trung của Nhà nước quản lý; quỹ phúc lợi của các xí nghiệp, đơn vị kinh doanh và quỹ phúc lợi tập thể của các hợp tác xã, các đơn vị sản xuất. Các quỹ hoạt động dưới hai hình thức: hình thức trả bằng tiền như: tiền lương, tiền hưu trí, các khoản trợ cấp, tiền nghỉ phép, tiền học bổng, và các hình thức ưu đãi thông qua các dịch vụ không mất tiền hoặc chỉ phải trả một phần nào đó như: giáo dục, y tế, nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của nhân dân, đặc biệt là đối với những người có công đối với đất nước, những người nghèo, vùng nghèo, những đối tượng yếu thế, gặp rủi ro.
    Công bằng xã hội là một trong năm thành tố của mục tiêu chung mà chúng ta đang phấn đấu để đạt tới trên con đường xây dựng một nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".


    1.2. Vai trò của phúc lợi xã hôi
    - Góp phần nâng cao thêm mức sống của toàn dân, nhất là đối với những người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn,rút ngắn sự chênh lệch về thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng, góp phần thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.
    - Phát huy tính tích cực lao động của các thành viên trong tập thể và trong xã hội.
    - Góp phần phát triển con người.
    - Giáo dục ý thức cộng đồng
    II. THỰC HIỆN PHÚC LỢI XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
    2.1. Tình hình thực hiện phúc lợi xã hội ở nước ta hiện nay
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm yêu cầu phải gắn kết phát triển kinh tế với bảo đảm công bằng xã hội, xem đó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực cho tăng trưởng, phát triển kinh tế. Người nói: "Trong công tác lưu thông phân phối, có hai điều quan trọng phải luôn nhớ: Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên". Vấn đề này cũng được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Văn kiện Đại hội VII của Đảng (năm 1991) xác định: "Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội .". Văn kiện Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) nêu rõ: "Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội”. Văn kiện Đại hội IX của Đảng (năm 2001) khẳng định: "Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển". Văn kiện Đại hội X của Đảng (năm 2006) nhấn mạnh: "Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội". Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán: "Phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội . Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển". Như vậy, tư tưởng tăng trưởng, phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội được thể hiện rõ ngay trong từng bước hoàn chỉnh đường lối chiến lược của Đảng và từng chính sách phát triển của Nhà nước.
    Kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường vào cuối thập niên 1980, bên cạnh quá trình cải tổ cơ chế quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế, diện mạo của hệ thống phúc lợi xã hội ở Việt Nam cũng đã thay đổi gần như toàn diện. Hệ thống phúc lợi xã hội của thời quan liêu bao cấp đã bị giải thể, nhưng một hệ thống phúc lợi xã hội mới vẫn chưa được xác lập một cách rõ ràng, vững chắc, và vẫn còn đang chất chứa nhiều tình trạng mâu thuẫn và bất ổn ở nhiều mặt.
    Cho đến nay, ngoài những chương trình trợ giúp xã hội và xóa đói giảm nghèo đối với một số đối tượng mục tiêu, nhà nước đã và đang tiếp tục từng bước cắt bỏ hoặc giảm bớt một số khoản phúc lợi xã hội cơ bản vốn bao cấp hoàn toàn trước đây đối với đại đa số nhân dân, như nhà ở (đã bãi bỏ hoàn toàn sự bao cấp), giáo dục (học phí và các khoản thu ngày càng tăng), và y tế (thiết lập chế độ viện phí cũng theo hướng ngày càng tăng). Cuộc sống của khá đông các hộ gia đình người dân vì thế không thể không bị ảnh hưởng.
    Trong thời bao cấp, các lĩnh vực giáo dục và y tế đều được nhà nước đảm nhiệm chủ yếu về mặt tài chính, người dân hầu như không phải đóng góp khoản nào. Riêng về nhà ở thì nhà nước có chính sách phân phối nhà ở cho những người lao động thuộc khu vực nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...