Luận Văn Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo luật của pháp và những vấn đề đặ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD
    MỤC LỤC
    Trang

    TÓM TẮT CÔNG TRÌNH 1

    LỜI NÓI ĐẦU 2

    Chương I. PHÁ SẢN, PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN 7
    1. Phá sản và tác động của phá sản đến hoạt động của doanh nghiệp .7

    1.1. Khái niệm và đặc điểm của phá sản .7

    1.2. Những tác động của phá sản đến hoạt động của doanh nghiệp .11

    2. Sự cần thiết phải phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản 16
    2.1. Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích tái tạo lại doanh nghiệp lâm

    vào tình trạng phá sản 17

    2.2. Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của phá sản đối với xã hội .18
    2.3. Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp góp phần làm thay đổi nhận thức về phá sản .18
    3. Pháp luật về phá sản và những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp 20
    3.1. Pháp luật về phá sản .20

    3.2. Những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trong luật phá sản 22

    Chương II. NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT CỦA PHÁP VỀ PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN 24
    1. Giới thiệu tổng quan về pháp luật phá sản của Pháp 24

    1.1. Sự hình thành và phát triển 24

    1.2. Vị trí vấn đề phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trong luật về doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn của Pháp 29
    2. Những quy định trong luật của Pháp về thủ tục phục hồi hoạt động của doanh

    nghiệp 32


    http://svnckh.com.vn





    2.1. Đối tượng áp dụng .32

    2.2. Điều kiện để mở Thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp 33

    2.3. Các bước tiến hành thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản 37
    3. Những quy định trong pháp luật phá sản của Pháp về phương án phục hồi hoạt động của doanh nghiệp 47
    3.1. Vấn đề tài chính .47

    3.2. Vấn đề quản lý doanh nghiệp 48

    3.3. Vấn đề xã hội .49

    4. Nhận xét về các quy định trong luật phá sản của Pháp về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp 50
    Chương III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT PHÁ SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÁO GỠ TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM TỪ PHÁP .52
    1. Dự báo về tình hình phá sản của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới 52

    1.1. Cơ sở để dự báo .52

    1.2. Các con số dự báo 54

    2. Những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của Việt Nam .56

    2.1. Những bất cập trong các quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp .56

    2.2. Việc thi hành các quy định về phục hồi doanh nghiệp theo quy định của Luật Phá sản năm 2004 trong thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn .64
    3. Đề xuất các giải pháp trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm từ Pháp 69

    3.1. Khẳng định rõ mục tiêu của luật phá sản Việt Nam là phục hồi hoạt động của doanh nghiệp .
    3.2. Các giải pháp sửa đổi, bổ sung những quy định của Luật Phá sản năm 2004 về phục hồi doanh nghiệp .69
    3.3. Các giải pháp tăng cường thi hành các quy định về phục hồi doanh nghiệp trong

    Luật Phá sản năm 2004 71

    KẾT LUẬN .76

    TÀI LIỆU THAM KHẢO .78

    PHỤ LỤC I
    LỜI NÓI ĐẦU



    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng lớn, sự rút lui, phá sản của một bộ phận doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, do những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, tình trạng khó khăn của nền kinh tế đã và đang dẫn tới sự phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp ở các nước phát triển và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Giới doanh nghiệp thế giới đã phải sửng sốt và bàng hoàng khi hay tin General Motor - một đại gia trong ngành xe hơi Hoa Kỳ phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 1/6/2009, với tổng trị giá tài sản là 82,3 tỷ USD trên số nợ tồn đọng là 172,81 tỷ USD 1. Còn ở Việt Nam, vào ngày 19/12/2008 Công ty TNHH Orion Hanel - một công ty liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc được thành lập năm 1993 và từng là một trong các doanh nghiệp FDI dẫn đầu tại Hà Nội trong việc sản xuất đèn hình màu và phụ kiện tivi, đã nộp đơn lên Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội xin mở thủ tục phá sản 2.
    Doanh nghiệp bị phá sản sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho xã hội. Để hạn chế và giảm thiểu các tác động đó, pháp luật về phá sản đã được ban hành với nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng phục hồi hoạt động của doanh nghiệp như thế nào? Luật pháp của các nước khác nhau quy định không hoàn toàn giống nhau về vấn đề này. Luật phá sản đầu tiên của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có tên gọi là Luật phá sản Doanh nghiệp, được thông qua ngày 30/12/1993 (có hiệu lực từ ngày 1/7/1994) nhằm hình thành khung pháp lý bảo đảm sự quản lý và giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Mục tiêu quan trọng nhất của Luật này là nhắc nhở, cảnh báo các doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động kinh doanh và hướng dẫn thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp bị phá sản.
    Những quy định trong Luật thiên về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ và hầu như không đặt ra mục tiêu tái tạo lại doanh nghiệp. Vì vậy, Luật phá sản Doanh nghiệp năm 1993 không có quy định nào về thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp.
    Ngày 15/6/2004, Luật phá sản mới được ban hành. Luật này có tên gọi là Luật Phá sản năm 2004 (có hiệu lực từ ngày 15/10/2004). Một trong những điểm mới của Luật Phá sản năm 2004 so với Luật phá sản Doanh nghiệp năm 1993 là Luật Phá sản năm 2004 đã bổ sung những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Với 10 điều khoản cụ thể trong luật (xem phụ lục 1), tưởng như Luật Phá sản năm 2004 sẽ được áp dụng tốt trong thực tế. Nhưng thực tiễn lại không như vậy. Kể từ ngày 15/10/2004 - ngày Luật Phá sản năm 2004 có hiệu lực cho đến ngày 1/1/2008 Tòa án đã thụ lý 195 vụ phá sản 3, nhưng lại không có trường hợp nào trong số đó được phục hồi hoạt động.

    Vì sao lại như vậy? Phải chăng vì các quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành vẫn tỏ ra chưa phù hợp? Pháp luật của các nước phát triển quy định như thế nào về vấn đề này? Những câu hỏi này đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu sâu về vấn đề này theo quy định của pháp luật một nước phát triển. Nhưng tìm hiểu pháp luật nước nào? Là những sinh viên chuyên ngành Pháp ngữ, chúng tôi quyết định chọn Cộng hòa Pháp là nước để nghiên cứu. Đó là lý do để vấn đề “Phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo luật của Pháp và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của Việt Nam” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học tham dự Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2009”.

    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Luật phá sản của Việt Nam đã được khá nhiều tác giả phân tích từ nhiều góc độ khác nhau. Trong số đó có các công trình tiêu biểu như:
     Cuốn sách “Những nội dung cơ bản của Luật Phá sản” do Vụ Công tác lập pháp của Bộ Tư pháp biên soạn (Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội năm 2005). Cuốn sách này tổng hợp những nội dung cơ bản của Luật Phá sản năm 2004 trên cơ sở so sánh với Luật phá sản Doanh nghiệp năm 1993. Tuy nhiên, tài liệu này không phân tích cụ thể những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và cũng không so sánh với luật của Pháp.
     Bài viết của tác giả Trần Minh Sơn đăng trên tạp chí Nghề Luật (số 4/2007) có tựa đề “Luật Phá sản có nguy cơ tiếp tục phá sản”. Bài viết này chỉ nêu lên những bất cập cơ bản nhất của Luật Phá sản năm 2004 nhưng cũng chưa phân tích những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp.
     Bài viết của PGS.TS.Dương Đăng Huệ: “Luật Phá sản Việt Nam năm 2004 với việc cải thiện môi trường kinh doanh”, đăng trong Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3 năm 2005. Bài viết này phân tích Luật Phá sản năm 2004 từ góc độ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, không phân tích vấn đề phục hồi hoạt động của doanh nghiệp.
    Có thể khẳng định đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu vấn đề phục hồi hoạt động của doanh nghiệp bị phá sản nói chung và những quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật Cộng hoà Pháp về vấn đề này nói riêng.

    3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, pháp luật về phá sản và những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành của Việt nam và của Cộng hoà Pháp.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm cả những vấn đề khó khăn phát sinh khi thực thi pháp luật phá sản của Việt Nam nói chung và thực thi các quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp theo Luật Phá sản năm 2004 nói riêng.

    3.2. Mục tiêu nghiên cứu

     Làm rõ sự cần thiết phải phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trong nền kinh tế thị trường hiện nay;
     Phân tích những quy định của luật phá sản Pháp về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp để thấy rõ những ưu điểm trong luật phá sản của Pháp về vấn đề này;

     Nêu bật những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của Việt Nam và đề xuất giải pháp loại bỏ những bất cập của Luật phá sản năm 2004 trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của Pháp về quy định và thi hành các quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Để thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu tổng hợp dưới đây đã được áp dụng:
     Phương pháp đọc, dịch tài liệu để hệ thống hoá, tổng hợp và phân tích những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu;
     Phương pháp thống kê, luận giải và đưa ra những nhận xét, những bình luận;
     Phương pháp dẫn chiếu luật để phân tích, đối chiếu và so sánh;

     Phương pháp so sánh luật học để làm rõ những điểm khác biệt, những điểm khuyết và bất cập trong luật phá sản hiện hành của Việt Nam.

    5. Phạm vi nghiên cứu

     Về mặt không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong khoảng thời gian từ khi pháp luật phá sản đầu tiên của Việt Nam được ban hành (Luật phá sản Doanh nghiệp), tức là từ năm 1993 cho đến nay và tầm nhìn xa hơn.
     Về mặt nội dung: khi nghiên cứu những quy định của pháp luật phá sản, đề tài không phân tích mọi nội dung của luật phá sản mà đặt trong tâm phân tích những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản Doanh nghiệp năm 1993, Luật Phá sản năm 2004 và những quy định hiện hành trong luật phá sản của Pháp năm 2009. Việc phân tích tình hình thi hành các quy định về phục hồi doanh nghiệp theo Luật phá sản năm 2004 cũng là nội dung nghiên cứu của đề tài.

    6. Kết cấu của đề tài


    Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương:
    Chương I: Phá sản, pháp luật về phá sản và sự cần thiết phải phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
    Chương II: Những quy định trong luật phá sản của Pháp về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
    Chương III: Những vấn đề đặt ra đối với pháp luật phá sản của Việt Nam và đề xuất các giải pháp trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm từ Pháp
     

    Các file đính kèm:

    • 17.doc
      Kích thước:
      3.3 MB
      Xem:
      0
    • 17.pdf
      Kích thước:
      1.1 MB
      Xem:
      0
Đang tải...